Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng
Trong đó, hợp phần nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là trên 1.000 tỷ đồng (tương đương 19,6 triệu USD), kêu gọi từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Tỉnh Cà Mau hiện có trên 70.000 ha rừng, trong đó sẽ triển khai nuôi tôm - rừng sinh thái khoảng 56.000 ha. Các hộ dân tham gia dự án nuôi tôm -rừng đạt theo các chứng nhận quốc tế, sản phẩm tôm thu hoạch sẽ được doanh nghiệp thu mua đạt giá trị tăng thêm từ 3.000 - 5.000 đ/kg.
Bên cạnh đó, hộ nuôi tôm bảo vệ môi trường rừng, trồng rừng đạt tỉ lệ rừng 4/6 diện tích sẽ được chi trả 500.000đ/ha về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Chính phủ; đồng thời mỗi hộ được đầu tư nhà vệ sinh tự hoại và hưởng lợi nhiều mặt để nuôi tôm đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tốt.
Hiện sản phẩm từ tôm nuôi sinh thái có nhu cầu tiêu thụ với giá cao. Tỉnh có 6 doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ phí chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng.
Dự án nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế theo hướng bền vững, lâu dài sẽ giúp bảo vệ rừng ngập mặn và môi trường rừng; tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập và đảm bảo sinh kế cho người nuôi tôm, giữ rừng.
Related news
Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.
Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.
1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.
Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.
Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...