Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm

Tăng Cường Giám Sát Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 02/10/2014

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm…  Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Tháng 5/2014, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã có báo cáo ca tử vong ở người đầu tiên do nhiễm vi rút cúm A/H5N6. Tại Việt Nam, đã phát hiện vi rút cúm A/H5N6 ở đàn gia cầm tại các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh với kiểu gen tương đồng trên 99% so với chủng vi rút cúm A/H5N6 gây tử vong cho người ở Trung Quốc.

Đồng thời, ngày 15/8/2014, đã phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ tại tỉnh Lào Cai; dịch lở mồm long móng do vi rút type O và A đã phát sinh tại tỉnh Nghệ An từ cuối tháng 7/2014 làm 121 trâu, bò mắc bệnh. Hiện nay, những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của nhân dân trên địa bàn tăng cao; việc vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm cũng tăng.

Cùng với đó, thời tiết khí hậu chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, là điều kiện tốt cho các loại dịch bệnh phát triển trên gia súc, gia cầm, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò. Đây là nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc đặc biệt là không xảy dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên đàn heo.

Trong tháng 4 có xảy ra 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Nam Chính (Đức Linh) nhưng đã được khống chế kịp thời, không để bệnh lây lan.

Có được kết quả này là do các địa phương đã chủ động xây dựng, phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là chủ động phòng bệnh bằng vắc-xin; phát động các chiến dịch vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, vùng có nguy cơ cao; tăng cường ngăn chặn buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhập lậu xâm nhập vào địa bàn.

Không nên chủ quan

Sự trở lại của cúm A/H5N1, việc tồn tại của cúm A/H1N1, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và sự xuất hiện của chủng cúm mới A/H5N6 là đáng lo ngại. Bởi điều này cho thấy, vi rút cúm luôn biến đổi khó lường. Trong khi cơ thể người chưa có kháng thể chống lại những vi rút mới.

Thế nên, để phòng chống dịch bệnh cúm từ các chủng vi rút, nhất là cúm A/H5N1 và A/H5N6, các ngành, địa phương và người dân không được chủ quan, lơ là.  Những tháng còn lại năm 2014, Chi cục Thú y tỉnh tập trung cho công tác triển khai tiêm vắc-xin phòng dịch cho các địa phương.

Theo đó, ngành thú y trong toàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện dụng cụ hóa chất để thực hiện công tác tiêm phòng, ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Ông Châu Ngọc Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: “Đến nay Chi cục Thú y đã tiến hành tiêm phòng hơn 5,5 triệu lượt con gia súc gia cầm.

Ngành thú y đã cấp 81.675 liều vắc xin type O phòng bệnh lở mồm long móng cho 8 huyện, thị trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị đã tiến hành triển khai tiêm cho các vùng, đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ.

Từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ, ngành thú y đã cấp hơn 1.400 nghìn liều vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm. Hiện các địa phương đang tiến hành tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng chăn nuôi, nhằm ngăn sự phát sinh và lây lan nguồn bệnh trên đàn gia súc, gia cầm”.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

05/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.

07/11/2014
Xăng Dầu Kéo Giá Thịt, Trứng Gia Cầm Đồng Loạt Giảm Giá Xăng Dầu Kéo Giá Thịt, Trứng Gia Cầm Đồng Loạt Giảm Giá

Giá các loại thịt vai, ba rọi cốt lếch, chân giò, sườn già của công ty Vissan, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Liên Hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op cũng giảm 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg; hệ thống siêu thị BigC áp dụng giảm giá thêm đối với 2 mặt hàng là thịt đùi và thịt ba rọi heo 2.000 đồng – 3.000 đồng/kg.

07/11/2014
Đồng Tháp Nuôi Ếch Kết Hợp Nuôi Cá Cho Lợi Nhuận Cao Đồng Tháp Nuôi Ếch Kết Hợp Nuôi Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

05/09/2014
Châu Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò Châu Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò

Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

07/11/2014