Nuôi Tôm Hùm Ở Vũng Rô Thu Lãi Cao

Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm tại thôn Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) phấn khởi như năm nay. Hiện nay tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) tư thương thu mua tại chỗ với giá 1 triệu 650 ngàn đến 1 triệu 680 ngàn đồng, tăng hơn năm trước 300-330 ngàn đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay.
Ông Đặng Văn Ngời, chủ tịch Hội nông dân xã Hoà Xuân Nam cho biết, ở đây tôm hùm nuôi bằng bè, thả tập trung ở Đầm Vũng Rô kéo dài từ Bãi Ngà đến Bãi Lau. Mặt nước đầm có núi che kín gió, độ sâu trung bình trên 10m, rất thuận lợi cho việc nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng có giá trị kinh tế cao. Riêng tôm hùm năm nay được mùa, được giá, nhiều hộ nuôi có lãi hàng tỷ đồng. Riêng thôn Vũng Rô có 295 hộ, đã có 250 hộ nuôi tôm hùm, trung bình mỗi người có một bè nuôi tôm 500 m2.
“Người ít thả nuôi vài trăm con, người nhiều vài nghìn con, hai năm nay tôm hùm ít dịch bệnh, lại được giá nên bà con có lãi cao, vui lắm ”. Ông Ngời cho biết thêm, riêng gia đình ông năm trước thả nuôi 1.000 con tôm hùm, trừ chi phí đầu tư, hao hụt con giống, thu hoạch xong lãi 600 triệu đồng. Năm nay ông thả tiếp 5.000 con, đến nay đã xuất bán 400 con, thu hơn 670 triệu đồng. Dự kiến hết vụ thu hoạch ông Ngời xuất bán 600 con tôm thịt loại 1, sẽ có lãi trên 700 triệu đồng. Số tôm còn lại chưa đạt chuẩn sẽ nuôi tiếp đến năm sau.
Do khan hiếm tôm giống các năm trước, tôm hùm đạt tiêu chuẩn xuất bán chưa nhiều, nên sản lượng thu hoạch tại Vũng Rô mỗi ngày từ 500kg đến dưới một tấn. Tuy vậy vẫn có nhiều hộ nuôi tôm có lãi từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng như ông Nguyễn Cụt, Lê Đức Tiến, Đỗ Năm, Nguyễn Hiền... Lợi nhuận cao, nhiều người đang tiếp tục đầu tư, mở rộng lồng bè nuôi tôm hùm.
Lo lắng nhất của người nuôi tôm hùm tại Vũng Rô là hiện nay có rất nhiều lồng bè từ Sông Cầu, Tuy An, bị ảnh hưởng dịch bệnh đã dời đến đây thả nuôi; nhiều người từ các nơi cũng đầu tư làm lồng, bè nuôi tôm theo kiểu tự phát, không có sự quản lý của chính quyền địa phương, ngành chức năng. Do đó mật độ nuôi ngày càng dày, mặt nước đầm đang bị ô nhiễm, những năm trước đã từng xảy ra dịch bệnh trên con tôm hùm, làm thiệt hại kinh tế người nuôi.
Nếu tỉnh Phú Yên và huyện Đông Hòa không sớm có những biện pháp hữu hiệu, thì một thời gian không xa Đầm Vũng Rô sẽ bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống kinh tế người dân trong vùng
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.

Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…

Từ doanh nghiệp cho đến một số cá nhân đang tìm cách đẩy mạnh bán trong nước để giải phóng số vải đang chín rộ, sau khi thương lái đột ngột ngừng mua khiến giá rớt kỷ lục.