Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp
Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng.
Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.
Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng. Đối với cây màu, Tiền Giang quy hoạch khoảng 45.200 ha, tăng 2,2%/năm, năng suất đạt 17 tấn/ha, sản lượng 768.400 tấn.
Các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công là vùng sản xuất chính. Tổng vốn đầu tư khoảng 886,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 11,9 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 303,6 tỷ đồng, vốn trong dân khoảng 550,7 tỷ đồng.
Đối với cây ăn trái phát triển 74.000 ha được trồng ở khu vực phía nam, vùng ngọt ven bắc QL 1A, huyện Tân Phước, phía đông QL 1A của huyện Châu Thành, QL 60 của TP Mỹ Tho đến biển Đông. Sản lượng dự kiến 1,3 triệu tấn/năm.
Đầu tư tái cơ cấu lần này là thực hiện theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết 4 nhà, ưu tiên cho sản xuất, bảo quản và kết nối thị trường…
Có thể bạn quan tâm
Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.
Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.
Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.
Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.