Nuôi Tôm Hùm Ở Vũng Rô Thu Lãi Cao

Chưa bao giờ người nuôi tôm hùm tại thôn Vũng Rô, xã Hoà Xuân Nam huyện Đông Hoà (Phú Yên) phấn khởi như năm nay. Hiện nay tôm hùm loại 1 (1kg/con trở lên) tư thương thu mua tại chỗ với giá 1 triệu 650 ngàn đến 1 triệu 680 ngàn đồng, tăng hơn năm trước 300-330 ngàn đồng/kg. Đây là giá cao nhất từ trước đến nay.
Ông Đặng Văn Ngời, chủ tịch Hội nông dân xã Hoà Xuân Nam cho biết, ở đây tôm hùm nuôi bằng bè, thả tập trung ở Đầm Vũng Rô kéo dài từ Bãi Ngà đến Bãi Lau. Mặt nước đầm có núi che kín gió, độ sâu trung bình trên 10m, rất thuận lợi cho việc nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng có giá trị kinh tế cao. Riêng tôm hùm năm nay được mùa, được giá, nhiều hộ nuôi có lãi hàng tỷ đồng. Riêng thôn Vũng Rô có 295 hộ, đã có 250 hộ nuôi tôm hùm, trung bình mỗi người có một bè nuôi tôm 500 m2.
“Người ít thả nuôi vài trăm con, người nhiều vài nghìn con, hai năm nay tôm hùm ít dịch bệnh, lại được giá nên bà con có lãi cao, vui lắm ”. Ông Ngời cho biết thêm, riêng gia đình ông năm trước thả nuôi 1.000 con tôm hùm, trừ chi phí đầu tư, hao hụt con giống, thu hoạch xong lãi 600 triệu đồng. Năm nay ông thả tiếp 5.000 con, đến nay đã xuất bán 400 con, thu hơn 670 triệu đồng. Dự kiến hết vụ thu hoạch ông Ngời xuất bán 600 con tôm thịt loại 1, sẽ có lãi trên 700 triệu đồng. Số tôm còn lại chưa đạt chuẩn sẽ nuôi tiếp đến năm sau.
Do khan hiếm tôm giống các năm trước, tôm hùm đạt tiêu chuẩn xuất bán chưa nhiều, nên sản lượng thu hoạch tại Vũng Rô mỗi ngày từ 500kg đến dưới một tấn. Tuy vậy vẫn có nhiều hộ nuôi tôm có lãi từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng như ông Nguyễn Cụt, Lê Đức Tiến, Đỗ Năm, Nguyễn Hiền... Lợi nhuận cao, nhiều người đang tiếp tục đầu tư, mở rộng lồng bè nuôi tôm hùm.
Lo lắng nhất của người nuôi tôm hùm tại Vũng Rô là hiện nay có rất nhiều lồng bè từ Sông Cầu, Tuy An, bị ảnh hưởng dịch bệnh đã dời đến đây thả nuôi; nhiều người từ các nơi cũng đầu tư làm lồng, bè nuôi tôm theo kiểu tự phát, không có sự quản lý của chính quyền địa phương, ngành chức năng. Do đó mật độ nuôi ngày càng dày, mặt nước đầm đang bị ô nhiễm, những năm trước đã từng xảy ra dịch bệnh trên con tôm hùm, làm thiệt hại kinh tế người nuôi.
Nếu tỉnh Phú Yên và huyện Đông Hòa không sớm có những biện pháp hữu hiệu, thì một thời gian không xa Đầm Vũng Rô sẽ bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống kinh tế người dân trong vùng
Related news

Mô hình trồng ngô (bắp) thu trái non kết hợp với nuôi bò đang được triển khai ở nhiều địa phương tỉnh An Giang. Cây ngô sau khi thu trái non, thân vẫn còn rất non, mềm, lá vẫn còn rất xanh và nhiều dinh dưỡng nên cho bò ăn rất hiệu quả...

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển nấm ăn, nấm thương phẩm, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đạt được kết quả khả quan. Nhưng hiện nay, nhiều hộ trồng nấm bỏ lán trại chuyển sang nghề khác, lãng phí lớn nguồn lực đầu tư.

Những năm gần đây, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được ngành chức năng khuyến cáo nông dân thực hiện. Theo đó, nhiều CĐML từ vài chục đến hơn 100ha được thành lập, nông dân đã cùng nhau liên kết để sản xuất. Đây là mô hình làm ăn tập thể theo kiểu mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.

Ông Lưu Quang Cần - Phó Chi cục trưởng Chi Cục NTTS cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 2 HTX Nuôi trồng và Chế biến xuất khẩu thủy sản: Xuân Thành ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) và Hải Ninh ở Thạch Trung (Tp Hà Tĩnh) áp dụng kỹ thuật thổi khí xuống đáy ao cho tôm nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.