Hợp Tác Giữa Cục Chăn Nuôi Và Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Thế Giới
Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (WPA) là tổ chức phúc lợi động vật hàng đầu phấn đấu vì một thế giới mà động vật được tôn trọng và không còn sự tàn bạo với động vật.
Từ năm 2011 đến 2013 được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT, sự giúp đỡ của WPA, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với WPA tổ chức 8 lớp tập huấn về những hướng dẫn và tiêu chuẩn về cứu trợ vật nuôi (LEGs) cho 183 cán bộ thuộc 60 tỉnh, thành.
Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.
Các phương pháp giảng dạy đều tuân thủ các quy định chung trong chương trình giảng dạy về LEGs đảm bảo cả về nội dung và thời gian tập huấn. Thông qua tập huấn, các học viên đã hiểu được các khái niệm về LEGs và được đào tạo về các kỹ năng đánh giá khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra đối với vật nuôi nhằm ra quyết định cứu trợ, khôi phục sản xuất chăn nuôi.
Bên cạnh đó WPA đã hỗ trợ cho vật nuôi sau thảm họa, lũ lụt, hạn hán ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2012 tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Hòa Bình nhằm khôi phục sản xuất chăn nuôi sau thiên tai.
Ngày 22/9 đến 24/9/2014, tại Hà Nội đã diễn ra lớp tập huấn thứ 9 cho các cán bộ đến từ 13 tỉnh thành. Phát biểu tại lễ bế mạc lớp học, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã bày tỏ mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Cục Chăn nuôi và WPA thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và cứu trợ trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.
Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.
Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.