Nuôi thủy sản trên ruộng lúa thu lãi từ 72-160 triệu đồng/ha

Sau 5 tháng triển khai thực hiện, cả 3 mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa, với các đối tượng tôm càng xanh, cá trê vàng tại xã Vị Thanh và cá lóc trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Cụ thể, đối với diện tích 0,5ha cá lóc cho lợi nhuận 36 triệu đồng; 0,5ha cá trê vàng và 0,6ha tôm càng xanh đều cho lợi nhuận trên 80 triệu đồng.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, đây là cơ sở để các hộ dân tiếp cận thêm kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực để có thể vận dụng, nhân rộng mô hình thả nuôi thủy sản đạt hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
Nhất là góp phần giúp cho người dân cải thiện đời sống, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Việc triển khai thực hiện các mô hình “nuôi thủy sản trên ruộng lúa” của ngành thủy sản Hậu Giang năm nay nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng diện tích mặt nước, hướng cho người dân áp dụng phương thức thả nuôi thủy sản hiệu quả, chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều gia đình trồng hồng tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang thu mua hồng tại vườn với giá 6.500 đến 7.000 đồng/kg.
Đây là nội dung chính trong buổi gặp gỡ và tọa đàm giữa doanh nghiệp (DN), nhà vườn trồng xoài ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Để kịp thời giúp các nhà vườn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái.

Nhờ mô hình ưu việt mà HTX Nông nghiệp Bình Định (huyện Kiến Xương, Thái Bình) giá trị lợi nhuận trồng lúa toàn xã đã tăng thêm 3,6 tỷ đồng so với trước đây. Bình Định luôn dẫn đầu năng suất lúa của huyện, đạt bình quân 13,5 tấn/ha/năm.

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội đã đầu tư giúp nhiều hộ ND xã Tàm Xá, huyện Đông Anh phát triển, mở rộng nghề trồng quất cảnh- một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ngoại thành.