Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt
Ngày đăng: 18/08/2014

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Thực tế cho thấy, trồng tiêu trên cây trụ “chết” trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do tiêu ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, tạo điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Hiện tại ở Tây Nguyên các loại cây trồng làm trụ tiêu như keo dậu, lồng mức, muồng đen... đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá rẻ, cho khai thác lâu năm, chống bệnh tốt…

Hơn nữa, đang là mua mưa, đây là thời điểm thích hợp để trồng tiêu nên thị trường loại cây này trở nên sôi động, giá cả có tăng đôi chút. Những năm trước, cây keo dậu có giá 2.000 đồng/cây thì nay tăng lên 3.5000 đồng/cây; cây lồng mức tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng/cây, muồng đen tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/cây.

Việc sử dụng cây trụ sống cho hồ tiêu góp phần ngăn chặn nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ vốn đã trầm trọng, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư rất lớn, nhất là với những nông dân khởi nghiệp trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều nông dân cho hay, có thể trồng cây trụ sống 1- 2 năm trước khi trồng tiêu. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để cây sinh trưởng tốt, bảo đảm yêu cầu leo bám cho cây tiêu. Thời gian đầu, do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu.

Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10- 15cm, đường kính 10- 15cm, chiều cao tính từ mặt đất hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2- 3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu.

Theo tính toán của nông dân ở Tây Nguyên, để trồng được 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư vào khoảng 100 triệu đồng mua trụ gỗ, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí rất ít, chỉ bằng 1/3. Như vậy, việc sử dụng cây sống để làm trụ tiêu không những góp phần giảm chi phí ban đầu cho người sản xuất, mà còn giữ vững môi trường sinh thái, giúp cây tiêu phát triển ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

28/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

28/06/2013
Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Mường Ảng là vùng đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng nên những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon đặc biệt.

28/06/2013
Vượt Khó Giành Thắng Lợi Vượt Khó Giành Thắng Lợi

Sản xuất vụ mùa năm 2012 trên địa bàn tỉnh ta không chỉ gặp khó khăn về chi phí đầu tư phân bón, giá nhân công đều tăng cao; khung thời vụ sản xuất trùng với mùa mưa bão, trong khi diễn biến của thời tiết khí hậu lại rất phức tạp và khó lường.

28/06/2013
Trồng Hoa Nghề Mới Cho Nông Dân Pom Lót Trồng Hoa Nghề Mới Cho Nông Dân Pom Lót

Gia đình chị Nguyễn Thị Luyện, đội 3 xã Pom Lót, huyện Điện Biên trồng hoa được 5 năm. Chị tâm sự: Trồng hoa không đơn thuần như trồng rau màu, bởi với cây rau, chỉ cần làm đất, bón phân, gieo giống là đã chắc ăn tới 60 - 70% rồi. Nhưng trồng hoa thì khác, đòi hỏi sự công phu và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

28/06/2013