Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tương lai không sáng sủa của nông sản Việt

Tương lai không sáng sủa của nông sản Việt
Ngày đăng: 17/09/2015

Dự báo trong trung và dài hạn, gạo vẫn là mặt hàng sẽ tiếp tục giảm giá

Bức tranh xuất khẩu nông sản với gam màu tối

Tại Hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế toàn cầu” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức ngày 16-9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Ipsard, cho rằng xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm mạnh có nguyên nhân lớn từ việc các đối thủ cạnh tranh phá giá đồng nội tệ khiến hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt tương đối so với trước đây.

Biểu hiện rõ nhất là các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam đã bị giảm năng lực cạnh tranh về giá khi các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá như gạo của Ấn Độ, Thái Lan; cà phê từ Brazil, Colombia; tôm từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia; cao su từ Indonesia và Malaysia.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới biến động mạnh, gần đây nhất là thị trường Trung Quốc, đã tác động lớn đến thương mại nông nghiệp Việt Nam. Khi nền kinh tế Trung Quốc biến động, kinh tế thế giới cũng chao đảo. Trong đó, nước “hàng xóm” như Việt Nam chịu tác động mạnh hơn cả do có đến 20% hàng hóa nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, không tính lượng xuất tiểu ngạch.

Ông Tuấn dẫn chứng, trong bảy tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, 47% tổng giá trị xuất khẩu cao su, 36% tổng giá trị xuất khẩu rau quả, 13% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, 12% với điều, 7% với thủy sản...

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn Thị trường và Ngành hàng (Ipsard), cho hay tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Trong khi đó, bức tranh xuất khẩu nông sản đan xen giữa mảng sáng và tối nhưng mảng tối vẫn là gam màu chủ đạo.

Khoảng sáng ít ỏi của bức tranh gồm những mặt hàng như sắn, rau quả, hạt tiêu, điều, gỗ và sản phẩm gỗ, nhưng mặt tối có phần lấn át với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo (giảm 13% về giá trị), cà phê (-16%), cao su (-6%), và thủy sản (-16%). Tổng 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 9,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Theo phân tích của ông Kiên, hiện nay sức cạnh tranh, chủ yếu về giá, của nông sản Việt Nam giảm đáng kể so với trước. Nếu như trước đây, gạo 25% và gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán khá cạnh tranh so với gạo của Thái Lan và Ấn Độ, nhưng do tác động của chính sách tỉ giá trong và ngoài nước nên giá bán đến nay đã xấp xỉ bằng nhau.

Nếu như năm 2013, Trung Quốc nhập tới 66% gạo Việt Nam thì tính hết 4 tháng đầu năm 2015, con số này chỉ còn là 47%. “Phần còn lại bị thay thế bởi gạo Thái Lan, Campuchia,” ông Kiên nói.

Đối với thị trường cà phê, giá cà phê Arabica của Brazil và Colombia giảm mạnh do nội tệ hai nước trên giảm giá. Điều này đã tác động trực tiếp tới  xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam. “Hơn nữa, các nhà rang xay luôn ưa thích Arabica hơn nhờ chất lượng và mùi vị nên khi giá Arabica và Robusta không có sự chênh lệch nhiều thì họ sẽ chuyển sang mua cà phê Arabica,” ông Kiên nói.

Đối với mặt hàng cao su, tồn kho cao su thế giới đang tiếp tục tăng lên; giá dầu giảm khiến các nhà đầu tư chuyển sang dùng cao su tổng hợp; nhu cầu tiêu thụ cao su tại Trung Quốc giảm mạnh khiến giá cao su vẫn duy trì xu hướng giảm.

Mặt hàng thủy sản cũng không khá hơn khi hiện tại tôm xuất khẩu của Việt Nam đang có giá bán cao hơn so với mặt hàng này từ các đối thủ cạnh tranh như Ấn Đô, Thái Lan và Indonesia.

Chưa thấy tia sáng

Ông Kiên dự báo, thời gian tới, một trong những vấn đề nổi cộm đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam là sự suy giảm năng lực cạnh tranh về giá do các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện nay ít có cơ hội phục hồi, và có khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng mới. Giá hàng hóa dự báo tiếp tục giảm sâu, thương mại toàn cầu bắt đầu yếu đi khi yếu tố đóng góp tăng trưởng ngắn và dài hạn đều suy giảm.

Các tổ chức phân tích hàng đầu trên thế giới như IMF, World Bank đều đưa ra dự báo giá các sản phẩm nông sản như gạo, cà phê, tôm đều sẽ tiếp tục chu kỳ giảm cho tới năm 2020 từ 7-13% so với năm 2015, riêng cao su có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đáng kể.

Trước tình hình trên, Ipsard đưa ra khuyến nghị cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng đô la vẫn duy trì mức giá cao. Cần khơi thông thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế vào thị trường này như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển chính ngạch thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng như sắn, rau quả, cao su, điều, gỗ và sản phẩm gỗ, tôm.

Với mặt hàng gạo, cần kết nối nhanh chóng để có các hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia, Philippines, Malaysia vì các nước này có thể thiếu hụt nguồn cung trong năm nay.

Về trung và dài hạn, ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng cần hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ví dụ gạo sang Bờ Biển Ngà, Ghana, Mỹ, Malaysia, UAE; cà phê sang Hàn Quốc, Ailen, Nga, Australia, Thái Lan; cao su sang Ailen, Thổ Nhĩ Kỳ…


Có thể bạn quan tâm

Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê

Theo số liệu thống kê sơ bộ Trung tâm Nông nghiệp TP.Đà Lạt, hiện nay tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) có hơn 1.100ha cà phê chè catimor bị sâu đục thân tấn công gây hại.

18/07/2015
Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi Rùa bò trên đất lúa chuyển đổi

Một trong những giải pháp quyết định trong việc triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, là chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có thị trường hơn. Song theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện diện tích chuyển đổi còn rất chậm, chất lượng chuyển đổi chưa cao.

18/07/2015
Trồng tiêu ở đất Bình Quế Trồng tiêu ở đất Bình Quế

Với điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây tiêu nên thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn xã Bình Quế (Thăng Bình) đã mạnh dạn đầu tư để phát triển loại cây này, tạo hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

18/07/2015
Triển vọng từ mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây Triển vọng từ mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây

Cách đây 8 tháng, con cá tầm- loại cá có giá trị kinh tế cao đã chính thức được thả nuôi thí điểm ở huyện miền núi Sơn Tây. Thấp thỏm, lo lâu, hồi hộp từng ngày và giờ thì các cán bộ khuyến nông Sơn Tây đã có thể thở phào nhẹ nhõm với sự thành công ngoài mong đợi. Kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng về hướng đi mới cho công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này.

18/07/2015
Nhiều cây mắc ca ra quả rất kém Nhiều cây mắc ca ra quả rất kém

Có những cây người dân trồng thu được không quá 3kg quả/cây/vụ. Trong khi đó, cây mắc ca khi ra bói phải thu 3kg và sau đó thu được từ 15kg quả/cây/vụ mới đạt.

18/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.