Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt

Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt
Ngày đăng: 17/09/2015

Theo đề án này, đến năm 2020, gạo Việt Nam sẽ được quảng bá rộng rãi đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; đồng thời thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia....

Đối chiếu với mục tiêu đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì thời gian không còn nhiều. Tuy đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng ở thời điểm hiện tại, thương hiệu của gạo Việt Nam vẫn là một khoảng trống. Điều này khiến gạo Việt Nam chưa được đánh giá cao so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…; nó cũng lý giải giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng thấp dần.

Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế giá luôn thấp hơn gạo Thái Lan từ 50 đến 100 USD/tấn (cùng một chủng loại).

Nhìn sang các nước trong khu vực, Thái Lan đã có trên 10 thương hiệu gạo được giới thiệu ở thị trường quốc tế, Campuchia cũng có 8 thương hiệu, còn Việt Nam chưa có nổi một thương hiệu để quảng bá.

Theo một số chuyên gia nông nghiệp, tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, chúng ta chưa có chương trình và nỗ lực thực sự để xây dựng và phổ biến thương hiệu; thiếu sự phối hợp giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp, thương lái và nông dân để tạo ra một thương hiệu gạo chất lượng cao...

Vậy tại sao Việt Nam chưa có thương hiệu đặc trưng cho những loại gạo tốt, đã có thương hiệu trong nước để quảng bá ra thế giới? Có rất nhiều nguyên nhân, từ việc phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mua gạo của thương lái chứ không có vùng nguyên liệu chủ động sản xuất… đến việc thương lái đánh đồng các loại gạo khiến nông dân dễ dãi trong việc lựa chọn giống tốt để sản xuất.

Bên cạnh đó, thương lái thường thu gom các giống lúa, sau đó trộn lẫn chế biến, nên khi xuất khẩu không có một giống nguyên chủng nào để đăng ký thương hiệu. Hơn nữa, thương lái có khuynh hướng mua lúa không cần phân biệt giữa lúa có chất lượng cao hay thấp và các nhà xuất khẩu cũng chỉ quan tâm nhiều đến số lượng hơn là chất lượng.

Quy mô sản xuất nhỏ, ruộng đồng manh mún, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Một số nơi sản xuất tự phát, không đảm bảo kỹ thuật canh tác dẫn đến chất lượng kém.

Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai kế hoạch 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nhưng vẫn còn bị giới hạn, chủ yếu do giá mua lúa chất lượng cao chưa phân biệt với chất lượng thấp và thiếu các giống lúa chất lượng tốt năng suất cao mà nông dân và thị trường đòi hỏi.

Để có thương hiệu cho gạo Việt Nam sẽ khó thành công nếu không có chính sách đồng bộ, sự liên kết giữa người làm khoa học, người nông dân và hệ thống chế biến, tiêu thụ. Vấn đề đặt ra là cần có một chương trình đầu tư bài bản, bền bỉ, lâu dài, tuân thủ các yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu theo chuẩn quốc tế.

Mặt khác, xây dựng thương hiệu cũng cần đi đôi với việc bảo vệ và phổ biến thương hiệu. Muốn có thương hiệu bền vững, có uy tín, trước hết người sản xuất phải có ý thức về thương hiệu, có hệ thống pháp luật và cơ quan bảo vệ thương hiệu, quảng bá thương hiệu. Nhắc lại để thấy, những năm đầu của thế kỷ trước, thương hiệu gạo Cà Đung Gò Công của Việt Nam từng có mặt ở thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, chỉ sau vài thập niên, loại gạo này không còn xuất hiện ở châu Âu nữa do chất lượng không đạt chuẩn quốc tế.

Có lẽ, đây là bài học không chỉ riêng với lúa gạo Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Phát Huy Tốt Vai Trò Của Thú Y Viên Cơ Sở Phát Huy Tốt Vai Trò Của Thú Y Viên Cơ Sở

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

11/07/2014
Sản Xuất Vụ Thu Đông Ở Mường Chà Sản Xuất Vụ Thu Đông Ở Mường Chà

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

03/12/2014
Xã Ia Phìn (Huyện Chư Prông) Dân Trắng Tay Vì… Xã Ia Phìn (Huyện Chư Prông) Dân Trắng Tay Vì… "Cao Su Điếc"

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.

11/07/2014
Chủ Động Nguồn Giống Vụ Đông Xuân Chủ Động Nguồn Giống Vụ Đông Xuân

Giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Vì vậy, trước mỗi vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều phối hợp với chính quyền các địa phương để chủ động nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân vụ đông - xuân năm 2014 - 2015; khâu cung ứng giống trong sản xuất cũng được cũng đặc biệt chú trọng.

03/12/2014
Khoai Lang Bình Tân Sao Chỉ Phụ Thuộc Vào Thị Trường Trung Quốc? Khoai Lang Bình Tân Sao Chỉ Phụ Thuộc Vào Thị Trường Trung Quốc?

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) hiện có gần 10.000ha khoai, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một doanh nghiệp nào ở địa phương đứng ra thu mua và xuất khẩu khoai lang. Do vậy, các lái Trung Quốc quyết định toàn bộ về giá cả, mua nhiều, mua ít...

11/07/2014