Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học
Đây là mô hình nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng cao, mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, góp phần tăng thu nhập cho bà con chăn nuôi, nâng cao cuộc sống, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.
Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn công nghiệp, 100% Men Balasa, 30% thuốc úm, 30% vắc-xin và được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình, ngày 28/05/2015, Trạm Khuyến nông huyện Hồng Dân phối hợp cùng địa phương tổ chức hội thảo tổng kết mô hình “Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học”.
Mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Khía, ở ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân thực hiện từ ngày 20/3/2015, với số lượng 100 con vịt xiêm Pháp. Trong quá trình nuôi, chủ hộ thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ tiêu độc khử trùng... cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi hướng dẫn hộ thực hiện. Sau hơn 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ sống 99%, trọng lượng trung bình 3 kg/con. Tính đến thời điển này, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận đạt trên 60.000 đồng/con (giá bán 60.000 đồng/kg).
Theo đánh giá của bà con nông dân tham gia mô hình, vịt xiêm Pháp thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, mô hình dễ thực hiện, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống. Tại buổi hội thảo, các đại biểu và bà con nông dân đã cùng nhau thảo luận về chăn nuôi vịt xiêm Pháp theo quy trình an toàn sinh học: mục đích, ý nghĩa của mô hình và 1 số điểm cần lưu ý trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học. Ngoài ra, những thắc mắc của bà con như: chọn giống, tiêm phòng, chăm sóc… cũng đã được giải đáp thỏa đáng tại hội thảo.
Related news
Con đường dẫn vào Cù lao Bạch Đằng, một xã nông thôn mới của tỉnh Bình Dương nằm giữa sông Đồng Nai nối với bến bờ TX.Tân Uyên bằng cây cầu bê tông dịp tết này vui như hội. Trên con đường nhựa chạy vòng quanh xã cù lao với bốn bề sông nước bao bọc, đập vào mắt chúng tôi nào là điện, đường, trường, trạm…; đó đây nhà xây, nhà tường đỏ au mái ngói mọc lên ngày càng nhiều.
Nhiều năm qua, gần Tết Nguyên đán, các thương lái từ TP Hà Nội đưa xe tải vào thu mua. Nhiều diện tích bưởi đã được các thương lái mua hết cách đây vài tháng. Với những gia đình để bưởi đến thời điểm này mới bán, giá bưởi đạt từ 30.000 đến 35.000 đồng/quả. Trung bình mỗi cây bưởi cho thu hoạch khoảng 80 quả, thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/sào, tương đương 800 triệu đồng/ha.
Về kế hoạch năm 2015, Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm chia sẻ, với nền tảng thị trường trong nước và xuất khẩu được công ty mở rộng trong năm 2014, định hướng năm 2015 Unifarm sẽ tiếp tục tập trung tăng diện tích trồng dưa, chuối… để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà công ty đã mở rộng.
Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang đã chuyển đổi hơn 2.000 ha lúa và vườn tạp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, vườn cây ăn quả, ngoài tiêu dùng hàng ngày còn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt trong đó có cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ tính riêng vụ bán Tết Ất Mùi 2015 này, nông dân đã thu về lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha, làm tăng thêm vị ngọt từ cây quýt đường ở xã cù lao màu mỡ này.
Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.