Ngành chăn nuôi và nỗi lo làm vật tế thần
Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.
Đồ thị nhập khẩu thịt từ EU vào Việt Nam năm 2012- 2015 (6 tháng đầu năm)
Lý giải nguyên nhân, TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng, Việt Nam nhập nhiều thịt không phải do chăn nuôi trong nước không đáp ứng được mà do giá thịt ngoại cạnh tranh hơn.
Viễn cảnh tất yếu
Thực tế, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25 - 30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc (nhập bò sống về Việt Nam để giết mổ) sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, kiểm dịch, nuôi tân đáo, giết mổ, lãi vay ngân hàng… là khoảng 170.000 đồng - 180.000 đồng/kg, trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg.
Ước tính, trong năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 400 triệu USD thịt các loại, trong đó có tới 250 triệu USD nhập khẩu bò sống về thịt, với 200 triệu USD nhập khẩu từ Úc và 50 triệu USD từ các nước còn lại.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các nước đã nhìn thấy thị trường tiềm tàng tại Việt Nam và đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản nói chung và mặt hàng thịt nói riêng vào Việt Nam. Dù chịu thuế suất khá cao nhưng thịt ngoại đang dần chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, theo dự báo, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong thời gian tới, lượng thịt có xuất xứ ngoại sẽ ồ ạt sang Việt Nam bởi, lúc đó thuế suất mặt hàng này về 0%, thay vì 10 - 40% (tùy từng mặt hàng) như hiện nay. Đây là viễn cảnh tất yếu vì các nước trong TPP như Canada, Mỹ, Australia, New Zealand chính là những cường quốc chăn nuôi của thế giới.
Hơn nữa, kinh nghiệm từ các đàm phán trước cho thấy ngành chăn nuôi là “vật tế thần” để các nước nhượng bộ lại ngành dệt may, đồ gỗ… của Việt Nam.
Không chỉ cạnh tranh về giá
Theo các chuyên gia, “lối ra” của ngành chăn nuôi chính là mối liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Trong đó đáng mừng là sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn vào ngành chăn nuôi.
Đơn cử, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã nhập bò non, đã nuôi khoảng 12 - 18 tháng ở Australia về Việt Nam, nuôi thêm 5 tháng nữa theo quy trình khép kín, tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn uống, giải trí, ngủ nghỉ… để trọng lượng, chất lượng, các chỉ số vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn của cả Australia và Việt Nam rồi mới xuất chuồng.
Hay việc Vinamilk xây 8 trang trại quy mô lớn trong đó mới đây là Tổ hợp các trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa được thiết kế bởi nhà thầu GEA Farm Technologies (Mỹ) với số vốn đầu tư lên đến 1.600 tỷ đồng…
Thịt của EU vào thị trường Việt Nam không chỉ cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT, rất có thể, 70% nông dân đang theo đuổi chăn nuôi nông hộ, sản xuất ra 60% tổng sản phẩm chăn nuôi cả nước sẽ phải tìm hướng tồn tại ở phân khúc sản xuất đặc thù như sản xuất sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, đặc sản vùng miền, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tiêu thụ tươi tại chỗ.
Xu hướng đầu tư vào ngành chăn nuôi cũng sẽ được mở rộng, về quy mô, chất lượng. Tuy nhiên, đây chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn đối với đại bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa, những hộ gia đình thì vẫn là một rào cản.
Một vấn đề khác, theo quan điểm của đại diện UPEMI, thịt của EU vào thị trường Việt Nam không chỉ cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng. Trong khi đó, thịt nội hiện đang còn sử dụng chất cấm, lượng chất kháng sinh tồn dư trong thịt lớn ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng.
Chia sẻ với DĐDN về vấn đề này, ông Phạm Xuân Dương - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho rằng, thanh tra Bộ cần phải tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các địa phương, nghiêm khắc với các cơ sở vi phạm.
Hiện nay, việc khó khăn là quy trình xét nghiệm kéo dài nhiều ngày, vì vậy mong muốn của ngành thú y là được đầu tư phương tiện hiện đại, xét nghiệm nhanh. Đối với cơ sở phát hiện vi phạm, ông Dương đề nghị, cần phải tiêu hủy các lô heo vi phạm hoặc bắt nguời nuôi kéo dài thời gian nuôi cho đến khi thử nước tiểu không còn chất cấm thì mới được xuất chuồng.
Bên cạnh đó, thay bằng xử lý hành chính, phạt tiền như hiện nay thì cần tăng cường biện pháp xử lý hình sự với tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, khi đó mới giải quyết được triệt để tình trạng sử dụng chất cấm, lượng chất kháng sinh tồn dư quá mức cho phép hiện nay.
“Việc tăng chất lượng, giảm giá thành, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là điều kiện tiên quyết không chỉ để ngành chăn nuôi hội nhập sâu với quốc tế mà ngay trên thị trường Việt Nam” - ông Dương nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Gần 10 chiếc loa đều đều phát ra những bản nhạc giao hưởng liên tục từ sáng sớm đến chiều tối phục vụ đàn gà ở trại sản xuất trứng gà Omega-3 của anh Nguyễn Duy Thiên Ân, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Omega Minh Ân ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Quyết tâm tìm hướng đi mới trong sản xuất chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phó Văn Bột, ngụ ấp Phú An 1, xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi bò sữa.
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".