Nuôi Thỏ, Bỏ Heo
Anh Trần Văn Tâm năm nay 28 tuổi, là bộ đội xuất ngũ, hiện đang cư trú tại ấp An Phước, xã An Ngãi, huyện Long Điền. Ngày ra quân trở về, không có việc làm, vốn cũng không có nhưng không chịu bó tay trước cảnh nghèo, anh Tâm mạnh dạn vay 10 triệu đồng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đầu tư chăn nuôi heo.
Tận dụng mấy trăm mét vuông ruộng lúa một vụ kém hiệu quả, anh chuyển sang trồng rau nuôi heo. Tuy nhiên, nuôi heo cũng không mang lại hiệu quả vì giá heo bấp bênh, lại bị dịch lở mồm long móng. Năm 2005, anh Tâm bàn với gia đình chuyển từ nuôi heo sang nuôi thỏ.
Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.
Có giống thỏ, anh Tâm bán dần đàn heo lấy tiền đầu tư vào làm chuồng trại, hết 30 triệu đồng. Giải quyết được vấn đề con giống, chuồng trại lại đối mặt với cái khó do thiếu vốn. Lần thứ hai anh được Hội Nông dân xã tín chấp cho vay 15 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bằng những kiến thức học được trên sách và kinh nghiệm do Trung tâm Khuyến nông & giống nông nghiệp hướng dẫn, anh Tâm đã áp dụng thành công mô hình nuôi thỏ của mình. Theo kinh nghiệm của anh, thỏ không khó nuôi, chỉ cần cẩn thận khi chăm sóc là chúng khỏe mạnh, lớn nhanh. Rau cho thỏ ăn phải được phơi ráo nước, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại. Mỗi năm chỉ cần chích ngừa cho thỏ một lần là không lo bệnh tật. Thỏ là loài gặm nhấm, sinh đẻ nhanh, cứ mỗi tháng 1 lứa, mỗi lứa từ 6 con trở lên.
Hiện nay, anh Tâm đã có một trang trại nuôi thỏ với tổng số thỏ trong chuồng lúc nào cũng không dưới 600 con. Mỗi tháng anh xuất chuồng 200 kg thỏ hơi, sau khi trừ chi phí nhân công, thức ăn, anh còn lãi 3 triệu đồng. Giờ đây, gia đình anh Trần Văn Tâm đã khá giả hơn. “Nhà cửa khang trang, đầy đủ phương tiện sinh hoạt, tất cả đều nhờ nghề nuôi thỏ mang lại” - anh Tâm cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.
Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)
Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.
Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.