Nuôi Thỏ, Bỏ Heo
Anh Trần Văn Tâm năm nay 28 tuổi, là bộ đội xuất ngũ, hiện đang cư trú tại ấp An Phước, xã An Ngãi, huyện Long Điền. Ngày ra quân trở về, không có việc làm, vốn cũng không có nhưng không chịu bó tay trước cảnh nghèo, anh Tâm mạnh dạn vay 10 triệu đồng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đầu tư chăn nuôi heo.
Tận dụng mấy trăm mét vuông ruộng lúa một vụ kém hiệu quả, anh chuyển sang trồng rau nuôi heo. Tuy nhiên, nuôi heo cũng không mang lại hiệu quả vì giá heo bấp bênh, lại bị dịch lở mồm long móng. Năm 2005, anh Tâm bàn với gia đình chuyển từ nuôi heo sang nuôi thỏ.
Thế là anh Tâm mày mò tìm sách kỹ thuật nuôi thỏ để nghiên cứu, rồi nhờ có sự giới thiệu của Hội nông dân xã, anh được Trung tâm khuyến nông và giống nông nghiệp tỉnh cung cấp 25 con thỏ giống, trong đó có 20 con thỏ cái và 5 con thỏ đực.
Có giống thỏ, anh Tâm bán dần đàn heo lấy tiền đầu tư vào làm chuồng trại, hết 30 triệu đồng. Giải quyết được vấn đề con giống, chuồng trại lại đối mặt với cái khó do thiếu vốn. Lần thứ hai anh được Hội Nông dân xã tín chấp cho vay 15 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Bằng những kiến thức học được trên sách và kinh nghiệm do Trung tâm Khuyến nông & giống nông nghiệp hướng dẫn, anh Tâm đã áp dụng thành công mô hình nuôi thỏ của mình. Theo kinh nghiệm của anh, thỏ không khó nuôi, chỉ cần cẩn thận khi chăm sóc là chúng khỏe mạnh, lớn nhanh. Rau cho thỏ ăn phải được phơi ráo nước, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại. Mỗi năm chỉ cần chích ngừa cho thỏ một lần là không lo bệnh tật. Thỏ là loài gặm nhấm, sinh đẻ nhanh, cứ mỗi tháng 1 lứa, mỗi lứa từ 6 con trở lên.
Hiện nay, anh Tâm đã có một trang trại nuôi thỏ với tổng số thỏ trong chuồng lúc nào cũng không dưới 600 con. Mỗi tháng anh xuất chuồng 200 kg thỏ hơi, sau khi trừ chi phí nhân công, thức ăn, anh còn lãi 3 triệu đồng. Giờ đây, gia đình anh Trần Văn Tâm đã khá giả hơn. “Nhà cửa khang trang, đầy đủ phương tiện sinh hoạt, tất cả đều nhờ nghề nuôi thỏ mang lại” - anh Tâm cho biết.
Related news
Tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên diễn ra từ nhiều năm qua và hiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Anh Bùi Phúc Hải, ở ấp 3 xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc) là bộ đội xuất ngũ, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhà thiếu trước hụt sau. Sau khi tận mắt chứng kiến kết quả trồng đu đủ Thái Lan ruột vàng của ông Hai Thiều (ấp 5, xã Hòa Hội) anh học cách làm theo...
Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.