Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật

Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật
Ngày đăng: 30/05/2014

Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Hiện nay đã có các quy định cụ thể đối với việc xử lý các trường hợp nhân nuôi, phán tán các vật nuôi không có trong danh mục được phép nuôi của Bộ NNPTNT. Ông Hồng khẳng định: Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.

“Như tôi đã nói, dù văn bản ban hành hơn 1 tháng, khẳng định việc nuôi sâu Superworm là vi phạm pháp luật nhưng các tỉnh vẫn chưa xử lý. Sau khi đọc thông tin trên NTNN, chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hộ dân nuôi sâu tiến hành xử phạt và tiêu huỷ” - ông Hồng nói rõ thêm.

Theo ông Hồng, sâu Superworm cũng giống như ốc bươu vàng, nếu bắt ở ngoài tự nhiên về sử dụng thì được, nhưng nếu bắt ở tự nhiên mà đem đi bán cũng là vi phạm pháp luật. Còn nhân nuôi, vận chuyển vật nuôi không có trong danh mục này lại càng vi phạm. Địa phương nào để xảy ra tình trạng nuôi sâu Superworm thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Còn ông Võ Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, sẽ xử lý theo tinh thần hướng dẫn của Cục BVTV là tiêu hủy loài sâu này. “Đầu tuần sau, lực lượng của Chi cục đi điều tra, nắm lại tình hình, lập biên bản những hộ dân đang nuôi sâu. Hiện chúng tôi chờ để cho người dân tự tiêu hủy. Nếu chúng tôi kiểm tra lại phát hiện vẫn còn nuôi sẽ tổ chức tiêu hủy”.


Có thể bạn quan tâm

Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

25/11/2014
Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

25/11/2014
Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

25/11/2014
Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Cao Su Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

25/11/2014