Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Tạo Điều Kiện Cho Nông Dân Chuyển Nhượng Ruộng

Cần Tạo Điều Kiện Cho Nông Dân Chuyển Nhượng Ruộng
Ngày đăng: 19/08/2013

Sau loạt “Báo động việc nông dân bỏ ruộng”, NTNN trao đổi với ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển NT (Bộ NNPTNT) - để lý giải sâu hơn vấn đề này cũng như tìm giải pháp.

Hệ quả tất yếu

Việc nông dân (ND) bỏ ruộng không còn mang tính đơn lẻ nữa mà đã thành một hiện tượng phổ biến. Bộ NNPTNT đã điều tra ra sao về vấn đề này?

- Chúng ta nhìn thấy việc ND bỏ ruộng chỉ là hiện tượng, song thực chất lại là hệ quả tất yếu của rất nhiều vấn đề khác. Lúc trước, khi nghe báo chí phản ánh về tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng, chúng tôi đã thấy đó là việc không bình thường. Vì thế, Cục cũng có đi khảo sát đánh giá sơ bộ. Song chúng tôi nhận thấy bây giờ phải nghiên cứu đầy đủ hơn, vì đây là vấn đề lớn chứ không còn nhỏ nữa.

Ngoài các nguyên nhân như NTNN đã phản ánh là vật tư đầu vào tăng, đầu ra lại thấp, còn có những lý do nào khác theo kết quả điều tra, thưa ông?

- Có thể thấy, ruộng đất của chúng ta đang trong tình trạng rất manh mún, sản xuất đơn lẻ. Điều này khiến chi phí tăng do chúng ta khó có thể áp dụng các thiết bị máy móc vào sản xuất. Yếu tố thứ hai là đóng góp ở nông thôn hiện nay vẫn cao và được tính chủ yếu theo đầu sào.

Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giảm các khoản đóng góp của nhân dân và các địa phương cũng đã thực hiện, nhưng bây giờ do rất nhiều vấn đề chúng ta đưa ra xã hội hóa, kể cả xây dựng nông thôn mới hiện nay cũng cần phải dựa vào người dân. Trong khi đó, ND vẫn chỉ thu nhập đủ ăn, lại phải đóng các phí khác kèm theo nên họ chán ruộng, trả ruộng.

Cuối cùng, đô thị và các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã hút hết thanh niên đến làm việc tại đó. Tâm lý thanh niên nông thôn bây giờ hầu hết đều cố gắng vượt khỏi lũy tre làng, không muốn gắn bó với ruộng đồng.

Chúng ta có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng sao ND vẫn cứ bỏ ruộng?

- Có thể nói, người ND trả ruộng là trái với truyền thống, bản chất của họ từ bao đời nay. Vậy mà đến nay họ phải trả ruộng, tức là có vấn đề. Vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải nghĩ ngay đến, đó là những chính sách đối với nông nghiệp và ND có vấn đề. Việc để cho giá vật tư nông nghiệp leo thang mà giá bán nông sản ngày càng thấp đi là do sự điều hành, chỉ đạo của chúng ta chưa tốt.

Rất nhiều người nghĩ đơn giản rằng, có thể chúng ta hỗ trợ cho ND cái này, cái khác là được. Song thực tế đây là câu chuyện dài về quản lý vĩ mô. Theo nghiên cứu của chúng tôi, để hỗ trợ ND, chúng ta phải làm những việc cả cho lợi ích trước mắt và lâu dài. Ví dụ như, trước hết phải có quy hoạch sản xuất vùng, mà quy hoạch đó phải dựa vào lợi thế của từng vùng.

Chúng ta cũng phải tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vật tư đầu vào thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, ở đây là thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..., từ đó giúp giảm chi phí, tăng thu nhập cho ND.

Cung - cầu lệch pha

Thực tế cho thấy, rất nhiều người vẫn cần đất để sản xuất theo quy mô lớn, nhưng họ lại không có đất hoặc phải thuê với giá cao. Ngược lại, nhiều hộ không có nhu cầu làm ruộng hoặc đã “thoát ly” nhưng vẫn cứ giữ ruộng. Cần giải quyết mâu thuẫn này ra sao, thưa ông?

"Sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu là người già, phụ nữ, thậm chí cả trẻ em. Không có lao động trẻ?và chất lượng nên việc tiếp thu tiến bộ khoa học còn hạn chế và năng suất lao động thì thấp. Sức lao động của người dân lại có hạn, vì thế họ muốn trả ruộng”.Ông Tăng Minh Lộc

- Vấn đề này liên quan đến chính sách đất đai. Theo tôi, chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được chuyển nhượng ruộng đất cho nhau với giá họ chấp nhận được, từ đó tạo điều kiện cho những người nông dân không muốn sản xuất, không có kinh nghiệm sản xuất có thể bán ruộng giá cao cho những người có nhu cầu và có khả năng đầu tư thâm canh vào ruộng đất. Hiện vấn đề này còn liên quan đến thủ tục và tâm lý nên việc chuyển nhượng ruộng đất còn rất hạn chế.

Đã có nhiều nhà đầu tư rất muốn đầu tư vào nông nghiệp, nhưng họ không mua được đất, Nhà nước không hỗ trợ nên họ phải thuê ruộng đất của nông dân và thuê ND làm, vì thế độ rủi ro vẫn rất cao.

Hơn nữa, như tôi đã nói, có rất nhiều nơi công nghiệp đã thu hút hết thanh niên, ở nhà chỉ có người già, trẻ con, nhưng họ vẫn không muốn bán ruộng đất, không muốn chuyển nhượng vì giá chuyển nhượng cũng còn quá thấp. Chính vì vậy họ vẫn phải giữ ruộng, nhưng lại làm không có hiệu quả trong khi đó những người muốn đầu tư vào lại không có ruộng.

Cung - cầu không gặp nhau dẫn đến việc ruộng đất bỏ hoang?hay có làm thì năng suất rất thấp.


Có thể bạn quan tâm

Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

13/03/2014
Giá Heo Hơi Tăng Kỷ Lục Giá Heo Hơi Tăng Kỷ Lục

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

13/03/2014
Hơn 360 Ha Ớt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Hơn 360 Ha Ớt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.

13/03/2014
100 Tấn Cà Phê 4C Thu Được Từ Cánh Đồng Mẫu 100 Tấn Cà Phê 4C Thu Được Từ Cánh Đồng Mẫu

Phòng Kinh tế TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, kết thúc niên vụ 2013 - 2014, mô hình Cánh đồng mẫu cà phê (do UBND thành phố phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam thực hiện) tại thôn 3, xã Hoà Thuận đã thu được 100 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C.

13/03/2014
Lúa Đông Xuân Rớt Giá Thương Lái, Nông Dân Đều Lao Đao Lúa Đông Xuân Rớt Giá Thương Lái, Nông Dân Đều Lao Đao

Trong khi bà con trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa Đông xuân, thì bất ngờ giá lúa giảm mạnh trong những ngày gần đây, còn thương lái lại “bỏ của chạy lấy người” đã khiến cho nhiều nông dân như ngồi trên đống lửa.

13/03/2014