Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật
Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.
Hiện nay đã có các quy định cụ thể đối với việc xử lý các trường hợp nhân nuôi, phán tán các vật nuôi không có trong danh mục được phép nuôi của Bộ NNPTNT. Ông Hồng khẳng định: Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.
“Như tôi đã nói, dù văn bản ban hành hơn 1 tháng, khẳng định việc nuôi sâu Superworm là vi phạm pháp luật nhưng các tỉnh vẫn chưa xử lý. Sau khi đọc thông tin trên NTNN, chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hộ dân nuôi sâu tiến hành xử phạt và tiêu huỷ” - ông Hồng nói rõ thêm.
Theo ông Hồng, sâu Superworm cũng giống như ốc bươu vàng, nếu bắt ở ngoài tự nhiên về sử dụng thì được, nhưng nếu bắt ở tự nhiên mà đem đi bán cũng là vi phạm pháp luật. Còn nhân nuôi, vận chuyển vật nuôi không có trong danh mục này lại càng vi phạm. Địa phương nào để xảy ra tình trạng nuôi sâu Superworm thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Còn ông Võ Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, sẽ xử lý theo tinh thần hướng dẫn của Cục BVTV là tiêu hủy loài sâu này. “Đầu tuần sau, lực lượng của Chi cục đi điều tra, nắm lại tình hình, lập biên bản những hộ dân đang nuôi sâu. Hiện chúng tôi chờ để cho người dân tự tiêu hủy. Nếu chúng tôi kiểm tra lại phát hiện vẫn còn nuôi sẽ tổ chức tiêu hủy”.
Related news
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.
Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong toàn tỉnh Quảng Trị đạt 1.306 ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đó là kết quả khảo sát mới nhất do Hiệp hội Cá tra Việt Nam công bố. Đến tháng 4-2015, địa phương đứng đầu về diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL là Đồng Tháp (393 héc-ta, sản lượng 125.362 tấn), kế đến là Bến Tre (221 héc-ta, sản lượng 40.570 tấn), An Giang xếp thứ 3 (170 héc-ta, sản lượng 69.512 tấn), đứng sau là Cần thơ (109 héc-ta, sản lượng 34.552 tấn).