Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh)

Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 08/08/2014

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả.

Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương.

Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Tiên Yên bán rất được giá (thời điểm cao nhất là 150.000 đồng/kg thịt hơi).

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, việc chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại. Đó là, số lượng đàn ngan giống địa phương hạn chế, trên địa bàn huyện hiện chưa có cơ sở sản xuất ngan giống; mô hình chăn nuôi còn manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản phẩm ngan địa phương còn hạn chế về số lượng, chưa tương xứng với thế mạnh của sản phẩm.

Đặc biệt là chưa xây dựng được quy trình chăn nuôi ngan địa phương một cách khoa học, người chăn nuôi vẫn dựa vào phương thức truyền thống.

Trong khi đó, mối liên kết 4 nhà, nhất là giữa các doanh nghiệp với người chăn nuôi trong việc cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự chặt chẽ. Vì vậy, sản xuất còn bấp bênh, thiếu tính bền vững... Để chủ động nguồn giống tốt cung cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện, thì việc xây dựng mô hình sản xuất ngan địa phương một cách khoa học là hết sức cần thiết.

Chính vì vậy, từ năm 2013, UBND huyện Tiên Yên đã tiến hành xây dựng và triển khai Dự án “Sản xuất giống ngan địa phương tại huyện Tiên Yên”. Thời gian thực hiện từ tháng 10-2013 đến hết tháng 12-2015. Nhiệm vụ thực hiện dự án được giao cho Phòng NN&PTNT huyện đảm trách.

Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện thực tiễn của các hộ chăn nuôi ngan trên địa bàn, Phòng NN&PTNT Tiên Yên đã chọn mô hình của gia đình ông Hà Văn Sơn ở Làng Nhội, xã Đông Hải để triển khai thí điểm. Mô hình được tiến hành trên diện tích 7.000m2 với quy mô 400 con giống.

Quá trình triển khai, cán bộ Phòng NN&PTNT thường xuyên bám sát thực địa, kiểm tra, ghi chép toàn bộ diễn tiến trưởng thành của đàn ngan sinh sản. Ông Hà Văn Sơn, chủ trang trại cho biết: Trước đây, chúng tôi chỉ nuôi ngan địa phương theo kỹ thuật truyền thống dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Mỗi khi xảy ra dịch bệnh, chúng tôi rất khó xử lý.

Nhưng từ khi triển khai Dự án đến nay, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi ngan địa phương đã mang lại hiệu quả rõ nét. Đàn ngan giống sinh trưởng ổn định, nhất là các thế hệ ngan con luôn được thuần chủng, chất lượng sản phẩm không ngừng được giữ vững ở các thế hệ kế tiếp...

Đồng chí Lý Văn Thắng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT Tiên Yên khẳng định: Sau một thời gian triển khai, đến nay, quy trình công nghệ nuôi ngan sinh sản và nuôi ngan thương phẩm đã được hoàn thiện với những đặc điểm chính là: Thiết kế chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, xa nhà ở và theo hướng đông nam để có ánh sáng và độ thông thoáng tốt; thức ăn cho ngan sinh sản yêu cầu về protein thô từ 15-19%, năng lượng trao đổi từ 2.700 đến 3.000 kcal/kg thức ăn. Khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày từ 0,04 đến 0,12 kg/con.

Quy trình về chăm sóc cũng được xây dựng chặt chẽ về vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng, kiểm soát nội, ngoại ký sinh trùng... Nhờ thế, đến nay, đàn ngan trong Dự án đã phát triển rất tốt, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Các cơ quan chức năng đang đánh giá một cách tổng quát dự án để nhân rộng trên địa bàn toàn huyện và tiến tới xây dựng thương hiệu ngan Tiên Yên. Khi mô hình này được ứng dụng đại trà sẽ là cơ hội mới để bà con nhân dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ đồng đất quê hương mình...


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Lóc Giống Giảm Mạnh Giá Cá Lóc Giống Giảm Mạnh

Những hộ ương nuôi cá lóc ở xã Khánh Hòa (Châu Phú) và xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, nếu trước đây, nguồn cá lóc giống từ 300.0000 - 350.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ cung ứng nhu cầu người nuôi thì nay giảm chỉ còn 100.000 đồng/kg.

24/11/2013
Bước Chuyển Mình Từ Con Tôm Bước Chuyển Mình Từ Con Tôm

Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tràn lan từ những tháng đầu năm, nhưng gần đây con tôm đang từng bước phục hồi và đem lại hiệu quả cho địa phương này.

24/11/2013
Kỳ Vọng Trúng Vụ Cá Bổi Kỳ Vọng Trúng Vụ Cá Bổi

Cuối tháng 11 - thời điểm người dân vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau vào mùa thu hoạch cá sặc rằn (còn gọi cá bổi) cung ứng nhu cầu làm khô dịp Tết Nguyên đán 2014. Người dân đang kỳ vọng giá cá bổi ổn định ở mức cao, để có một cái Tết đầm ấm.

24/11/2013
Chăn Nuôi Gia Cầm: Nguy Cơ “Treo Chuồng” Chăn Nuôi Gia Cầm: Nguy Cơ “Treo Chuồng”

Từ đầu tháng 11 đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh miền Đông Nam bộ lao đao vì giá thịt và trứng rớt mạnh. Giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành khiến nhiều trang trại nuôi gà, vịt đã tính đến giải pháp “treo chuồng” để giảm lỗ.

24/11/2013
Khắc Phục Khó Khăn Phát Sinh Khắc Phục Khó Khăn Phát Sinh

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ nông trại đến bàn ăn” theo dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi (Lifsap), Hải Phòng đạt kết quả tốt về xây dựng các nhóm GAHP và vùng chăn nuôi VietGap. Tuy nhiên, việc triển khai một số hợp phần khác của dự án vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hợp phần xây dựng cơ sở giết mổ an toàn, chợ an toàn thực phẩm. Ban quản lý dự án Lifsap đang triển khai các giải pháp để tăng tốc dự án.

24/11/2013