Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trồng gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao
Ngày đăng: 08/11/2015

Ban đầu, gia đình ông Khánh cũng trồng điều như bao hộ dân khác trong thôn, song hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể.

Đến năm 2014, khi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn trên mạng Internet và sách báo, ông Khánh nhận thấy cây gấc ngoài sử dụng chế biến món ăn còn là một loại cây có giá trị trong y học, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm làm đẹp cho con người.

Ông Khánh đã mạnh dạn phá bỏ 4 sào điều kém hiệu quả, đầu tư gần 20 triệu đồng để làm trụ trồng gấc.

Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng gấc, chỉ 6 tháng sau, giàn gấc của gia đình ông phát triển tốt, bình quân 1 sào thu hoạch được 2 tấn quả; 4 sào gấc ông thu hoạch được 8 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng.

Nhận thấy trồng gấc có hiệu quả cao, tháng 4-2015 ông quyết định phá hết diện tích điều để tập trung trồng thêm 1,6 ha gấc.

Đến nay gia đình ông Khánh có 2 ha gấc, dự kiến đến cuối năm nay sẽ thu hoạch trên 35 tấn gấc, với giá như hiện nay (6.000 đồng/kg) sau khi trừ chi phí gia đình ông có lãi gần 200 triệu đồng.

Quả gấc sau khi thu hoạch được gia đình ông sơ chế, sấy khô và bán trực tiếp cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Gấc Tây Nguyên.

Ông Khánh chia sẻ: “Cây gấc rất dễ trồng, vốn đầu tư ban đầu hơi cao nhưng thời gian thu lại vốn nhanh, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 6 tháng, không sợ “bí” đầu ra cho sản phẩm.

Cây gấc thuộc họ dây leo, sống được từ 15 đến 20 năm, ít kén đất, ít sâu bệnh.

Bên cạnh đó, cây gấc dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít, thời gian sinh trưởng ngắn, nếu thời tiết thuận lợi và được chăm sóc tốt thì 1 ha gấc cho thu hoạch từ 15 - 17 tấn gấc trong năm thứ nhất và sẽ tăng sản lượng trong những năm tiếp theo.

Nếu giá cả ổn định như hiện nay (6.000 đồng/kg) thì 1 ha gấc có thể mang lại lợi nhuận 100 triệu đồng”.


Có thể bạn quan tâm

Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ Mùa Tôm Sú Năm 2012 Tại ĐBSCL Chết Ngay Đầu Vụ

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...

20/04/2012
Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh Nhân Rộng Mô Hình Bón Phân Viên Nén Dúi Sâu Cho Lúa Ở Như Thanh

Từ chỗ áp dụng bón phân viên nén dúi sâu trên diện tích 5 ha năm 2008, qua đúc rút kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tiền mua 24 máy ép phân, đến vụ xuân 2012, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã nhân rộng diện tích bón phân viên nén dúi sâu lên gần 2.000 ha.

02/06/2012
Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

22/06/2012
Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tế Làm 3 Vụ Lúa Ở ĐBSCL

Bước đầu qua điều tra tại một số huyện thuộc Hà Nội, Hà Tây cho thấy nông dân đã sử dụng 8 loại thuốc điều hòa sinh trưởng (thuốc trong danh mục gồm 7 loại, trong đó thuốc có chứa hoạt chất Gibberellic acid chiếm 70,9%; thuốc ngoài danh mục 1 loại).

16/07/2012
Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ Cà Mau: Nuôi Cá Sấu Mắc Nợ

Khoảng hai năm trở lại đây nhiều nông dân Cà Mau ồ ạt đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi cá sấu. Nhưng giấc mơ đổi đời đã thất bại, sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.

20/03/2012