Xuất khẩu trứng vịt muối sang Brunei
Ông Đàm Văn Hoạt, tổng giám đốc Vietfarm, cho hay để xuất khẩu được lô hàng này, công ty đã phải thiết kế lại toàn bộ chuỗi sản xuất trứng vịt theo tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và các chất cấm sử dụng theo luật Hồi giáo).
“Nếu phản ứng thị trường Brunei khả quan, khách hàng của chúng tôi sẽ đặt mua 2-3 container trứng vịt muối mỗi tháng”, ông Hoạt cho biết.
Cũng theo ông Hoạt, Vietfarm đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu sản phẩm này sang Singapore và Malaysia trở lại vào cuối tháng này, sau nhiều năm hai thị trường này tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam do liên quan đến tình hình dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dự kiến công ty này sẽ xuất khẩu sang ba thị trường trên khoảng 20-24 container trứng vịt muối mỗi tháng.
Có thể bạn quan tâm
Vùng đất cát ven biển Phan Rang, Ninh Hải (Ninh Thuận) thời tiết quanh năm nắng gió rất thuận lợi cho nghề trồng tỏi phát triển.
Cây tỏi sạch bệnh hơn, năng suất cao hơn trong khi lượng giống và phân bón giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Đó là kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa”.
Thời gian qua, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Mới đây, hàng nghìn hecta mía đã bị người nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long chặt bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác hoặc nuôi tôm với lý do: Giá bán mía nguyên liệu không bù đắp nổi chi phí. Thực tế đó khiến các nhà máy đường lo lắng vì nguy cơ thiếu nguyên liệu.
Theo tính toán của bà con nông dân, với giá mía thấp, giá phân bón, tiền thuê nhân công lại tăng cao thì người trồng mía không có lợi nhuận. Hiện nay, nhiều nông dân đã tự chuyển đổi sản xuất cây trồng vật nuôi, làm cho diện tích mía tiếp tục giảm trong vụ mùa năm 2014.