Nuôi heo khó nhưng có ăn

Vừa dẫn tôi đi xem chuồng trại chăn nuôi, ông Nam vừa cho biết, với 2 khu vực nuôi, hiện tại có 150 heo thịt, 25 heo nái lớp chửa, lớp đẻ với hàng trăm heo con đang còn bú sữa.
Từ đầu năm 2015 đến nay, gia đình ông đã xuất gần 100 heo thịt, lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.
Cuối tháng này sẽ xuất tiếp 80 con heo thịt nữa.
“Nếu không có gì biến động lớn, năm nay tui sẽ lãi ròng không dưới 150 triệu đồng” - ông Nam nói giọng chắc nịch.
Ngồi uống nước trong ngôi nhà khang trang, rộng rãi, ông Nam sôi nổi kể lại những lúc khó khăn:
“Nhớ lại năm 2012, mới vào nghề chăn nuôi, heo lại bị dịch bệnh triền miên, hao tốn tiền thuốc men, lại chậm lớn, thời gian xuất chuồng kéo dài, chi phí đầu tư tăng, giá heo thịt bấp bênh nên thua lỗ cả trăm triệu đồng.
Không bỏ cuộc, tôi tìm hiểu ở sách báo, học hỏi bạn bè xa gần, có thêm nhiều kinh nghiệm, nên năm 2013, với 3 lứa xuất chuồng (bình quân mỗi lứa 4 tháng nuôi) lãi được vài trăm triệu đồng.
Năm 2014, tuy giá heo thấp, nhưng tui buộc phải xuất chuồng hàng trăm heo thịt, vì trọng lượng bình quân đã đạt tới 80 kg/con không thể nuôi tiếp, bởi chúng ăn mạnh, giữ lại nuôi càng lỗ.
Heo thịt sụt giá từ 48.000 - 50.000 đồng/kg xuống còn 35.000 - 36.000 đồng/kg, nhiều hộ nuôi heo lỗ nặng, còn nhà tui vẫn lãi hàng chục triệu đồng, cũng là hên lắm rồi”.
“Bây giờ tui không sợ thua lỗ gì hết: Heo con nuôi thịt khỏi phải mua, chất lượng cũng khỏi bận tâm.
Từ năm 2013 tui bắt đầu gầy 10 nái sinh sản, hiện tại đã tăng lên 25 con, nó cứ đẻ xoay vòng, qua đó, tuyển chọn những con heo đẹp, đầu nhỏ, mình ngang để nuôi heo thịt” - ông Nam khẳng định.
Bên cạnh đó, ông đã chỉnh sửa, nâng cấp chuồng trại cao ráo, thoáng mát, hệ thống thoát nước đảm bảo hợp vệ sinh, mùa đông che ấm áp, mùa nắng nóng ông dùng cả quạt máy cho chạy suốt ngày đêm để heo mát mẻ, đỡ bị ruồi muỗi cắn phá, hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ cho heo cũng là một kinh nghiệm quan trọng của ông Nam.
Trong thời gian đến, ông Nam sẽ thay dần nái F1, F2 hoặc F3 hiện tại bằng nái ngoại, để có heo con to, khỏe, nâng cao trọng lượng heo thịt bình quân 100 kg/con khi xuất chuồng, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…