Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 27/02/2014

Gia đình anh Hồ Văn Tuệ ở ấp Bình Nam, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là hộ nông dân điển hình trong phong trào nuôi cá lóc mang lại thu nhập cao.

Trước đây, gia đình anh chuyên sồng bằng nghề làm ruộng, vào mùa nước lũ hàng năm, anh và người dân tại khu vực này chuyển sang giăng lưới. Lượng cá đồng nhiều vì vậy giá cá khá rẻ, đồng tiền bán được ngày một ít chỉ đủ để tiêu vặt. Trước tình hình đó, anh suy nghĩ tìm cách nào để tăng thêm thu nhập cho gia đình bằng cách sử dụng nguồn cá tạp rẻ tiền này.

Trước khi bắt tay vào nuôi cá, anh đã học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước. Ngoài ra, anh cũng đã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi Thủy sản do Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười tổ chức. Từ những kinh nghiệm học hỏi được và những kiến thức cơ bản từ lớp tập huấn, anh cùng gia đình quyết định nuôi cá lóc trên ao sẵn có tại nhà với mục đích chủ yếu là lấy công làm lời như bỏ ống tích góp trong mùa lũ nông nhàn.

Với 10.000 cá lóc giống ban đầu, anh thả nuôi trên diện tích 500 m2. Sau thời gian nuôi là 4,5 tháng, tỷ lệ sống đã đạt 62%. Theo tính toán của anh, tổng chi phí trong quá trình nuôi là 20 triệu đồng. Cuối vụ, anh thu hoạch được 1,95 tấn cá, với giá bán 18.500 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lãi hơn 16 triệu đồng.

Trong suốt quá trình nuôi, anh đã nhận được sự động viên từ các hộ nuôi trước, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười hướng dẫn từ khâu chọn giống, thả giống, chăm sóc, cho đến phương pháp phòng trị bệnh.

Anh tóm tắt quá trình nuôi như sau: để chọn con giống tốt phải đảm bảo 4 yêu cầu là khỏe mạnh, đều cỡ, không sây sát dị tật và màu sắc tương đồng.

Ba ngày sau khi thả nên tắm cá bằng Iodin để diệt mầm bệnh, cho cá ăn kháng sinh Tetracyclin để ngừa đường ruột. Cứ 10 ngày tắm cá một lần, tăng cường dinh dưỡng cho cá như bổ sung Premix, vitamin C… Trong quá trình cho ăn, cá mồi nên được rửa sạch trước khi xay cho cá ăn.

Với số tiền lãi thu được anh rất vui vì đã tích lũy được một số vốn lớn nếu so với trước chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ngày thu được khi giăng lưới trong mùa lũ. Anh cho biết cá lóc khá dễ nuôi, cá lớn nhanh, khỏe, đều cỡ, không xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Trong quá trình nuôi, phải phòng trị bệnh cho tốt, không để cá bị bệnh rồi mới trị thì sẽ hao đầu con nhiều.

Mặc dù anh nuôi chưa nhiều, nhưng một số kinh nghiệm quí báu mà anh đã đút kết được trong quá trình nuôi rất đáng trân trọng, theo anh để nuôi cá đạt hiệu quả những điều cần phải lưu ý như sau:

+ Phải đi nhiều điểm ương cá lóc giống, chọn những nơi có uy tín, cá phải khỏe mạnh, tương đối đều cở, trông bề ngoài cá mập mạp, tròn, có ánh màu xanh, không bị xây sát dị tật, nhất là trong đàn màu sắc phải giống nhau, không có con màu sắc khác …

+ Khi cá được vận chuyển đến nơi, chưa nên cho cá ăn vội để trữ cá một đêm, hôm sau tắm cá, và cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh.

+ Giữ nguồn nước luôn sạch, sau mỗi lần thay nước định kỳ nên xử lý nước để diệt các mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào.

+ Chọn thời điểm nuôi thích hợp, để đảm bảo giá bán được cao, cụ thể có 2 vụ nuôi chính: tháng 8- 9 và tháng 4 - 5 dương lịch.

Với phương châm tích lũy, tận dụng được lao động nông nhàn trong mùa lũ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cải thiện đời sống. Chúng tôi thấy đây là một mô hình phù hợp với bà con nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Ổn Định Đàn Heo Nỗ Lực Ổn Định Đàn Heo

Sau thời gian dài bị tuột dốc, cuối tháng 10 và đầu tháng 11 này ở An Giang, giá heo hơi quay về mức 45.000 đ/kg, có lúc từ 47.000 đến 50.000đ/kg và dự đoán khả năng sẽ còn tăng thêm. Đây là sự kích thích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư, phục hồi đàn heo, chăm sóc quyết liệt giai đoạn cuối năm và chuẩn bị cho Tết sắp tới.

10/11/2013
Vinamilk Mua Sữa Nguyên Liệu Từ Nông Dân 1.500 Tỉ Đồng Vinamilk Mua Sữa Nguyên Liệu Từ Nông Dân 1.500 Tỉ Đồng

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.

10/11/2013
Khi Nông Dân Làm Quen Với Rau Hữu Cơ Khi Nông Dân Làm Quen Với Rau Hữu Cơ

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

10/11/2013
Mỗi Năm Cung Ứng 220 Tấn Lúa Giống Siêu Nguyên Chủng Và Nguyên Chủng Mỗi Năm Cung Ứng 220 Tấn Lúa Giống Siêu Nguyên Chủng Và Nguyên Chủng

Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.

10/11/2013
Xã Khoai Tây Xã Khoai Tây

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

10/11/2013