Cách Thả Cá Giống Đạt Hiệu Quả Cao

Thông thường vào dịp đầu năm, các vùng chăn nuôi thủy sản trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào vụ sản xuất cá thương phẩm mới.Việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố kỹ thuật trước khi thả cá giống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tỷ lệ cá sống cao, tăng trọng nhanh trong thời gian nuôi.
Chuẩn bị ao
Đối với ao mới thả lần đầu, cần thay nước vài lần cho hết nước chua, đáy có lớp bùn dày 10-15cm. Rắc 10-15kg vôi bột/100m2 ao, trộn đều với bùn và phơi khô cho đến khi nứt chân chim, sau đó cho nước ngập, ban đầu 0,8-1m, sau khoảng 1 tháng cho ngập 1,2-1,5m. Bón lót phân tạo màu cho nước bằng một trong 3 loại phân sau: Phân chuồng hoai mục 30-40kg, phân xanh 15- 20kg hoặc 0,7-0,9kg urê+ 0,4-0,6kg super lân Lâm Thao. Sau khi bón phân 15-20 ngày, thấy nước ao có màu xanh vỏ đỗ hoặc nõn chuối là có thể thả cá giống.
Đối với ao cũ, tháo cạn nước, bắt hết cá tạp, tôn tạo lại bờ đập, cống cấp, thoát nước. Lấp kín các hang hốc nếu có, vớt bỏ bớt lớp bùn cũ, chỉ để lớp bùn đáy dày khoảng 20cm. Bón lót phân và vôi bột.
Khử trùng, phòng bệnh cho cá giống
Trước khi thả, tắm cá trong dung dịch muối ăn nồng độ 2- 3% trong 5 -10 phút hoặc dùng thuốc tím (1g thuốc tím hoà trong 50-100 lít nước sạch) tắm trong 10-20 phút hoặc dung dịch CuSO4 0,5 - 0,7g/m3 nước tắm trong 20 -30 phút.
Mật độ và cách thả
Nếu thả quá dày, môi trường nước thiếu ôxy, cá không lớn được. Tuỳ vào hình thức nuôi, thả cá trong ao nước tĩnh (thả đơn hay ghép nhiều loại) với mật độ 1con/m2 mặt nước. Nuôi ghép ao nước chảy khoảng 3- 5 con/m2.
Thời vụ thả cá tốt nhất là tháng 3-4 hằng năm. Nên mua cá giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín. Vận chuyển cá giống vào lúc trời mát.
Khi thả cá giống, đầu tiên bà con nên ngâm túi nylon đựng cá vào trong nước ao hồ định nuôi khoảng 15-20 phút để cá làm quen với môi trường sống mới, tránh hiện tượng bị sốc. Sau đó, mở một đầu túi, cho nước chảy từ từ vào, để cá bơi tự nhiên ra.
Nếu có điều kiện, nên quây lưới mắt nhỏ vào một góc ao hồ, thả cá giống vào đó, chăm sóc khoảng 20-30 ngày, bồi dưỡng cho cá quen dần với môi trường sống mới, tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Với nhiều nông dân, muốn phát triển kinh tế thì phải vay vốn ngân hàng. Mà vay vốn ngân hàng thì phải thế chấp tài sản, đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.