Nuôi ếch trong vèo kết hợp với cá hỗn hợp
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi ếch trong vèo kết hợp với cá hỗn hợp
Với mục tiêu xây dựng mô hình nuôi thủy sản kết hợp, đa dạng đối tượng nuôi, tận dụng diện tích nhỏ, nâng cao thu nhập cho nông dân và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Năm 2015, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh triển khai thực hiện mô hình trình diễn nuôi ếch thương phẩm trong vèo kết hợp với cá hỗn hợp tại huyện Tiểu Cần, qui mô 150m2 vèo/400m2 ao với 7.500 con ếch giống (2 hộ tham gia).
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% tiền mua ếch giống, cá giống (diêu hồng, rô phi, cá hường) và 1 phần thức ăn công nghiệp, được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật.
Đến nay, mô hình thực hiện được hơn 2 tháng nuôi, trọng lượng ếch đạt 200 g/con, tỷ lệ sống trên 60%, cá đạt 200 g/con, tỷ lệ sống 80%. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho 150m2 vèo/400m2 ao cho thấy tổng chi phí đầu tư khoảng 43 triệu đồng thì lợi nhuận đạt trên 28 triệu đồng.
Ngày 29/9/2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã tổ chức hội thảo đánh giá mô hình với trên 40 đại biểu tham dự.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu đều đánh giá đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ thực hiện, áp dụng với qui mô diện tích nhỏ, tiết kiệm chi phí, tận dụng lao động nông nhàn, ít rũi ro, tận dụng thức ăn dư thừa và phân từ ếch để nuôi cá nên tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng diện tích nuôi.
Mô hình được nông dân đánh giá cao và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.
Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.
Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.
Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.
Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.