Ấp nghèo vui đón nước sạch
Thay đổi thói quen dùng nước sông
Bao đời nay, đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Tân Đông nói riêng thường dùng nước sông, suối hoặc nước giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt.
Vì thế, năm 2007 khi Chương trình NS&VSMTNT triển khai cho vay vốn ưu đãi để đầu tư ống đưa nước hợp vệ sinh về tận nhà ở xã Tân Đông thì đa số bà con đều lưỡng lự.
Chị Som Dat ở ấp Ka Ốt (xã Tân Đông) khi đó cán bộ xã đến vận động tham gia chương trình, chị kiên quyết không vay vốn ưu đãi để làm vì: “Nhà tui tắm giặt, ăn uống lâu nay quen dùng nước sông, nước giếng rồi. Vả lại thuộc diện hộ nghèo, làm lúa chỉ đủ ăn, vay vốn thì tui lấy gì trả nợ?”
Từ khi có nước sạch của Chương trình NS&VSMTNT, đồng bào dân tộc Khmer ở xã Tân Đông cũng bỏ dần những chiếc lu đựng nước.
Cán bộ các hội, đoàn thể trong xã đã phải đến từng nhà giải thích quyền lợi vay vốn cho bà con, thậm chí phát thông báo trên loa phát thanh ngày 2 - 3 lần, nhưng nhiều người nghèo vẫn “chê” vốn, dù lãi suất chỉ 0,75%/tháng.
“Vận động dữ lắm! Lúc đầu tôi đi liên tục mấy đêm liền mà chỉ vận động được hơn chục hộ đồng ý vay vốn đầu tư hệ thống đưa nước sạch về”- ông Ngô Khắc Lợi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đông cho biết.
Vậy mà đến nay, hầu hết các hộ dân tộc Khmer trong xã đã chịu vay vốn để đầu tư hệ thống nước sạch.
Hết lo nhiễm bẩn!
"Trong gần 4.000 hộ dân xã Tân Đông có 400 hộ là người Khmer và hiện đã có 95% hộ dân có nước sạch và 98% có nhà vệ sinh hợp chuẩn. Ông Bùi Sĩ Khoan
Hiện trên địa bàn xã Tân Đông có 3 tháp nước đặt tại các ấp: Đông Tiến, Ka Ốt và Tầm Phô, cung cấp nước sạch cho các hộ dân ở 3 ấp này với công suất 200m3/ngày. Bà Tuốt Dếch (ấp Tầm Phô), chị Som Dát (ấp Ka Ốt)… mặc dù lúc đầu rất kiên quyết nhưng rồi cũng bị thuyết phục và đã vay vốn đầu tư hệ thống nước sạch tại nhà.
Từ ngày có nước sạch cung cấp đến tận nhà, bà Tuốt Dếch, cũng như hầu hết các hộ tại 3 ấp Kà Ốt, Suối Dầm và Tầm Phô đã hạn chế dùng nước giếng để ăn uống. “Trước đây cứ mùa nắng là giếng cạn kiệt nước nên rất vất vả mỗi khi cần. Giờ thì nước sạch đến tận nhà mọi lúc, lại không lo nhiễm bẩn, bệnh tật”-bà Tuốt Dếch thổ lộ.
Ông Bùi Sĩ Khoan – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Đông cho biết: “Được sự quan tâm của Chương trình quốc gia NS&VSMTNT, nước sạch đã về đến xã biên giới Tân An, giúp cải thiện đời sống đồng bào Khmer nói riêng và bà con trong xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.
Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.
Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.
Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.
Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.