Kết nối nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ nông sản

Đại diện của 5 doanh nghiệp chuyên kinh doanh và cung cấp các mặt hàng nông sản an toàn trên địa bàn Hà Nội đã về thăm các mô hình sản xuất nông sản của ND huyện Ba Vì.
Đoàn doanh nghiệp đã về khảo sát các hộ chăn nuôi gà ri ở xã Cẩm Lĩnh. Hội ND xã cho biết, hiện trên địa bàn đang chăn nuôi khoảng 2.000 con gà ri.
Ông Nguyễn Văn Duẫn giới thiệu sản phẩm miến dong sạch với các doanh nghiệp.
Ông Trần Đình Thành – Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì chia sẻ: “Gà ri lai mía của xã Cẩm Lĩnh nuôi trong vòng 150 ngày khi xuất bán có trọng lượng trung bình 1,6kg/con, với giá bán 100.000 – 110.000 đồng/kg. Chất lượng gà của chúng tôi tốt nhưng đang bị đánh đồng với gà thường”.
Tiếp xúc với ND nuôi gà ri, bà Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Công ty cổ phần Lan Vinh cho hay: “Công ty tôi chuyên cung cấp các loại giò gà, ruốc gà an toàn ra thị trường. Nếu gà đồi Ba Vì đảm bảo được các tiêu chí về hàm lượng chất dinh dưỡng; không tồn dư chất kháng sinh, chất cấm… chúng tôi sẽ thu mua”.
Cùng với gà đồi, các nông sản khác như miến dong, gạo; rau an toàn, sữa bò tươi… cũng rất được các doanh nghiệp rất quan tâm.
Thông qua hoạt động kết nối ND-doanh nghiệp do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức, hiện đã có 12 doanh nghiệp thường xuyên tiêu thụ sản phẩm của ND, nhất là đặc sản vùng miền. Đối với sản phẩm làng nghề tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 1 nhưng đến nay, doanh nghiệp, ND Hà Nội đã tìm kiếm được nhiều đối tác không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
Ông Tô Hải Long – Giám đốc Trung tâm Trợ giúp ND Hà Nội chia sẻ: “Cùng với công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hội viên ND, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hội viên, ND với doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu mạnh cho các sản phẩm nông nghiệp do Hội ND làm chủ nhãn hiệu”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất trên địa bàn huyện Đắk Glong đã đạt được nhiều kết quả.

Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, nền sản xuất nông nghiệp của Đắk Nông phát triển đa dạng và tương đối toàn diện với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo đó, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo thế và lực cho ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nhằm mở ra hướng đi mới.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Ca cao là loại cây trồng mới đang được ngành nông nghiệp cả nước khuyến khích nông dân phát triển với quy mô hàng hóa do có hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, khí hậu và không chiếm nhiều diện tích đất của các giống cây truyền thống khác.

Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.