Ép cây hibiscus ra hoa, quả thành công, lãi 150 triệu/năm
Người đưa cây hibiscus về Yên Thế
Người có sáng kiến trồng hibiscus dưới tán bạch đàn, cau… là anh Phạm Văn Thắng (39 tuổi, ở bản Đồng Tâm, xã Đồng Quang, huyện Yên Thế). Trước khi thành công với mô hình này, anh cũng đã gặt hái được nhiều kết quả với một số mô hình trồng xen, nuôi xen khác như trồng gấc, nuôi gà dưới tán cau.
Trên cùng một đơn vị diện tích, nhưng anh có tới 3-4 khoản thu nên được người dân nơi đây phong cho biệt danh “vua nuôi, trồng xen”.
Anh Phạm Văn Thắng chăm sóc hibiscus trồng dưới tán bạch đàn.
Anh Thắng cho biết, anh bắt đầu làm vườn, trồng rừng từ hơn chục năm nay. Lúc đó anh chọn trồng cau tứ thời, bởi ngoài có giá trị kinh tế cao, cho thu quả đều quanh năm, cau tứ thời còn tiết kiệm đất và cho cảnh quan đẹp.
Ngoài ra, anh còn trồng khoảng 14ha bạch đàn lấy gỗ. “Hiện tôi đang có 1.000 cây cau. Thường thì sau khi trồng khoảng 4 năm cau sẽ cho quả, nhưng phải là cau trái vụ giá mới cao, vì vậy tôi đã dùng kỹ thuật để “ép” cau ra quả theo ý muốn. Ngoài ra, tôi còn tận dụng khoảng trống trong vườn cau để trồng gấc, nuôi gà, mỗi năm thu thêm cả trăm triệu đồng mà không mất thêm diện tích” – anh Thắng cho hay.
Năm ngoái, anh Thắng thu hoạch 5ha keo 6 năm tuổi, nhưng trừ chi phí chỉ lãi 50 triệu đồng/ha. Trong khi đó, giá bán gà, gấc lại liên tục sụt giảm nên anh Thắng rất lo lắng.
Qua xem ti vi, sách báo, anh được biết cây hibiscus có rất nhiều công dụng, như hoa có thể dùng làm sirô uống rất tốt cho tim mạch, huyết áp...; trà làm từ đài hoa giúp tiêu hóa tốt và trị các bệnh về mắt; thân cây có thể dùng làm sợi dệt bao bì… Đặc biệt là loại cây này trồng rất dễ, không kén đất.
Anh Thắng kể: “Khi đó tôi thích cây hibiscus lắm, nhưng quỹ đất không còn, tôi buộc phải phá gần 1.000 cây cau để trồng thử nghiệm, đồng thời cũng thử trồng xen dưới tán cau. Kết quả hibiscus trồng ở đất trống thu khoảng 220 – 250 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi 150 – 180 triệu đồng/ha, trồng xen cau lãi khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha”.
“Vàng đỏ” dưới tán rừng
Thành công với mô hình xen dưới tán cau, anh Thắng mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu tiền giống để trồng xen trên đồi bạch đàn. Dẫn chúng tôi đi thăm quan khu rừng, dưới tán bạch đàn xanh tốt là những lùm cây hibiscus lá tim tím đang chuẩn bị ra hoa, anh Thắng cho hay:
“Hibiscus có bộ rễ rất khỏe, phát triển tốt ở vùng gò đồi. Hiện mỗi kg hạt giống (khoảng 2 triệu đồng) có thể trồng được 2ha. Vụ này, ngoài 14ha đất của gia đình, tôi còn thuê 10ha đất đã có bạch đàn để trồng xen ở xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa”.
Theo tính toán của anh Thắng, mỗi ha hibiscus trồng xen bạch đàn hết khoảng 8 - 10 triệu đồng tiền giống, phân bón, trong khi mỗi ha cho thu khoảng 150 – 170 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 120 - 150 triệu đồng. Do đó mô hình này sẽ rất hữu ích với những hộ đang có đất rừng.
Từ thành công của anh Thắng, nông dân trong xã và các vùng lân cận cũng tìm đến học hỏi và nhân rộng mô hình. Đến nay, riêng huyện Yên Thế đã có khoảng 200ha hibiscus trồng xen dưới tán bạch đàn.
“Tôi sẵn sàng cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ có nhu cầu. Nếu toàn bộ diện tích bạch đàn ở Yên Thế đều được trồng xen hibiscus thì nay mai, nơi đây sẽ trở thành “vương quốc vàng đỏ”. Cơ hội làm giàu từ hibiscus, sirô… với nông dân Yên Thế sẽ rất rộng mở” – anh Thắng nhận định.
Bà Hoàng Thị Nhâm ở xã Liên Sơn (Tân Yên) - một trong những hộ đang trồng xen hibiscus trong vườn vải, bạch đàn cho hay: “Lúc đầu chúng tôi cũng bỡ ngỡ lắm vì đây là cây trồng mới, sợ không có đầu ra. Nhưng được anh Thắng hướng dẫn, tôi mới biết loại cây này đang có đầu ra rất tốt, vì cung vẫn chưa đủ cầu”.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân – Trưởng phòng NNPTNT huyện Yên Thế cho biết, hibiscus là cây trồng mới nên huyện chưa có quy hoạch cũng như chính sách hỗ trợ người dân. “Xét ở nhiều khía cạnh, trồng hibiscus xen bạch đàn vừa giúp bà con tiết kiệm đất, vừa giúp bạch đàn nhanh lớn vì được hưởng một phần phân bón cho cây hibiscus. Ngoài ra lá hibiscus rụng xuống cũng sẽ là một nguồn phân bón rất tốt” – bà Xuân nói.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, cây hibiscus hiện được trồng nhiều ở miền Trung. Cây có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi và khí hậu nóng ẩm, có giá trị kinh tế rất cao.
Hibiscus có rất nhiều công dụng như chống co thắt cơ trơn, làm giãn cơ trơn tử cung, hạ huyết áp, có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng, bệnh scorbut (thiếu vitamin C).
Đài và lá cây cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu, làm giấm, nước giải khát sirô, mứt… Ngoài ra vì có màu đỏ, nên những năm gần đây hibiscus còn được xuất sang Mỹ và châu Âu để làm chất tạo màu thực phẩm…
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.
Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?
“Năm nay, thương lái Trung Quốc đột nhiên thu mua cau sớm và chuộng cau non. Cau non mua được giá, tới 16.000 đồng/kg. Tui mua đem sấy rồi bán đưa sang bên Trung Quốc tiêu thụ. Bây giờ thì giá vậy, nhưng không biết sau này thương lái Trung Quốc có hạ giá xuống không nữa”, bà Nguyễn Thị Kim Ánh - chủ cơ sở thu mua, hấp cau tại Quảng Ngãi - bày tỏ lo lắng.
Phong trào nuôi tôm tự phát, thiếu kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gặp thời tiết nắng mưa bất thường mấy ngày qua đã khiến hàng ngàn hộ nghèo, nhất là những hộ nuôi tôm trên cát tại Bắc miền Trung lao đao vì tôm chết, nợ lần chồng chất.