Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cần tập trung kiểm tra lấy mẫu các sản phẩm nghi ngờ có chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng trong công tác kiểm tra; tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc các hành vi vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Những trường hợp vi phạm sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan báo, đài địa phương quan tâm tuyên truyền rộng rãi về tác hại của chất cấm để nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên, các cơ quan cần đưa thông tin một cách kịp thời, chính xác, tránh thổi phồng gây hoang mang, lo sợ trong cộng đồng làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Từ Quốc lộ 4D vào trung tâm xã Sa Pả (Sa Pa - Lào Cai), lác đác giữa những triền lúa xanh là ruộng rau bắp cải tươi tốt đang cho thu hoạch. Tôi gặp chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhưng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chưa bán. Hằng ngày, những người buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.

Trong khi các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Bình chịu thiệt hại khá lớn do dịch lợn tai xanh gây ra, thì gia đình ông Trần danh Trưởng thôn Thiên Đức- xã Thái Bảo vẫn có nguồn thu nhập ổn định với doanh thu hàng chục triệu đồng từ nghề nuôi Dê lai giống Bách Thảo.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm loại 1, tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đã tăng lên 1,3 triệu đồng/kg, giúp người nuôi bớt thua lỗ.

Du nhập vào Việt Nam muộn (từ năm 2005), nhưng đến nay phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh ở 23 tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đang vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể duy trì nuôi như trước.