Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Để có thêm thông tin trước khi triển khai, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 đi khảo sát tại một số tỉnh và hiệp hội cá Tra về tình hình triển khai Nghị định 36/2014. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, trên tổng số 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện mới có 2 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch cá Tra, các tỉnh còn lại đang chờ phê duyệt trong khoảng thời gian từ nay tới cuối năm. Mặc dù vậy, hầu hết các tỉnh đã thực hiện việc cấp hoặc cấp tạm thời (với những tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch) mã số nhận diện cơ sở nuôi.
Về số liệu đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tính từ đầu năm 2015 tới nay, Hiệp hội cá Tra đã xác nhận được 13.254 bộ hồ sơ của 186 doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đang trong quá trình nâng cấp phần mềm nội bộ lên phần mềm đăng ký trực tuyến.
Ngày 17/8/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 tổ chức tập huấn triển khai sử dụng CSDL sản xuất và tiêu thụ cá Tra. Mục đích của lớp tập huấn là giới thiệu cách sử dụng phần mềm và lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về các thông tin đầu vào. Đến dự tập huấn có khoảng 30 đại biểu là lãnh đạo các chi cục Thủy sản và các cán bộ chuyên môn; đại diện hiệp hội cá Tra.
Tại hội nghị, chuyên gia tư vấn của dự án đã giới thiệu về thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và cách thức sử dụng phần mềm. Dữ liệu có mức độ chi tiết tới từng ao nuôi bao gồm:
- Thông tin sản xuất như cơ sở nuôi, ao nuôi, sản lượng đăng ký của từng ao, chứng chỉ được cấp, định vị vệ tinh
- Thông tin tiêu thụ như doanh nghiệp xuất khẩu, khối lượng, chủng loại, thị trường
Trong quá trình tập huấn, các chi cục Thủy sản cũng đã chia sẻ những thông tin về tình hình triển khai cấp mã số nhận diện và đăng ký nuôi theo nghị định 36/2014. Các đơn vị đánh giá cao sự cần thiết của CSDL và cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện nội dung. Chuyên gia tư vấn của dự án MESMARD-2 đã tiếp thu và cam kết sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 8. Sau đó, Tổng cục Thủy sản sẽ chính thức yêu cầu các đơn vị cập nhật dữ liệu vào CSDL.
Có thể bạn quan tâm

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực