Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc. Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.
Trong thời gian nuôi ông thấy chim phát triển tốt, nên gây giống và mở rộng chuồng trại nuôi thêm.
Chim con từ khi mới nở đến trưởng thành khoảng 1 năm.
Cho chim ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn chung với lúa (lúa được ngâm nước để mềm, chim dễ nuốt).
Chim trĩ sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc.
Ông Hoàng cho biết, chim trĩ trông khá giống gà chọi, nhưng thấp hơn, nhỏ hơn và nhìn rất đẹp, con đực mầu sắc sặc sỡ. Chim cái đến thời kỳ sinh trưởng, cho trứng suốt 9 tháng, mỗi ngày đẻ 1 quả. Loài chim này không ấp trứng, sau khi đẻ nếu không nhặt trứng thì chim mẹ có thể mổ bể trứng. Vì thế phải xây lò để ấp trứng. Hiệu suất ấp trứng đạt khoảng 50%, tức là 100 trứng được khoảng 50 con chim con.
Gia đình ông Hoàng đang sở hữu 16 chuồng chim giống bố mẹ, mỗi chuồng có 3 con (2 mái, 1 đực).
Với giá bán 1 triệu đồng/cặp chim con 2 tuần tuổi, 1,5 triệu đồng/cặp chim 2 tháng tuổi, 3 triệu đồng/cặp chim trưởng thành, năm vừa rồi ông thu lãi 300 triệu đồng.
Tính riêng đợt xuất chuồng cách đây hơn tháng, với số lượng hơn 100 con chim con 2 tuần tuổi, ông thu hơn 50 triệu đồng.
Related news

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.

Để phát huy hết những lợi thế của các địa phương ở Thái Bình về nuôi trồng thủy sản, trước hết các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ cải tạo ao đầm, lịch thời vụ, con giống để sau mỗi vụ thu hoạch cá, tôm, ngao… cho thêm khoản thu lớn.

Trạm Thú y TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, khoảng 1 tháng nay, hơn 80.000 cá mú, cá chẽm nuôi tại xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa bị chết. Cá chết có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con, với biểu hiện lở loét. Nặng nhất là xã Xuân Thịnh, tỉ lệ cá chết tại 377 lồng nuôi lên đến 90%; xã Xuân Hòa tỉ lệ cá chết nuôi tại 47 lồng là 30%.

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.