Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất
Nguyên nhân do nghề nuôi tôm phát triển tự phát không theo quy hoạch. Việc xả thải các loại thuốc, hóa chất sau khi xử lý ao nuôi đã ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và sự phát triển tự nhiên của sò huyết.
Cửa biển Tân Quy, nơi trao đổi nước giữa đầm Ô Loan với bên ngoài bị bồi lấp, dịch chuyển gần 6 kilomet nên môi trường nước trong đầm không ổn định.
Để bảo vệ và phục hồi đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên triển khai Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản các vùng nuôi xã An Hải và xã An Cư, huyện Tuy An trên diện tích 40 ha.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, Sở đang phối hợp với huyện Tuy An để làm quy hoạch khu bảo tồn để phát triển khoảng bốn chục ha.
Có thể bạn quan tâm
Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.
Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.
Vào những ngày này, trên khắp các ngả đường của hai ấp Thanh An, Thanh Bình, xã Thanh Lương, TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước như khoác lên mình một màu vàng của nhãn da bò.
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã tạo cho Tiền Giang 4 mùa cây trái xanh tươi, trĩu quả, phục vụ tích cực cho nhu cầu thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu.
Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.