Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm được triển khai thực hiện tại hộ gia đình anh Trần Văn Vững, thôn Châu Hà, xã Quảng Lợi (ảnh) từ cuối tháng 5-2013, diện tích ao nuôi 1.000m2, với 10.000 con cá giống. Trước khi tham gia mô hình, anh Trần Văn Vững đã được tập huấn, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Hội nghề cá và Đoàn Thanh niên huyện hỗ trợ về con giống, thức ăn, và tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Qua hơn 3 tháng nuôi, đến nay gia đình anh Vững đã thành công với mô hình này, hiện tỷ lệ cá sống từ 80 - 85%, cá đạt trọng lượng từ 7 - 8 con/kg. Cá rô đầu vuông có ưu điểm là sinh trưởng nhanh hơn cá rô đồng, thức ăn cho cá phong phú gồm: sinh vật phù du, thức ăn công nghiệp… Trần Văn Vững chia sẻ: “Cá rô đầu vuông trên thị trường hiện đang bán với giá khoảng 60.000 đồng/kg.
Để nuôi thành công cá rô đầu vuông cần cải tạo, khử khuẩn ao nuôi thật tốt, thay nước ao thường xuyên. Trong quá trình nuôi cần chú ý theo dõi, phát hiện một số bệnh thường gặp như nấm và phòng bệnh bằng cách dùng vôi để khử trùng ao nuôi, ngoài ra có thể kết hợp nuôi cá rô đầu vuông với một số cá nước ngọt khác. Đây là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn xã Quảng Lợi cũng như các địa phương khác trên địa bàn huyện”.
Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà không chỉ giúp đoàn viên, nông dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trên địa bàn huyện có thể phát triển và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22 và 23.8, Phó Chủ tịch (PCT) T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý đã về làm việc với Hội ND Long An và thăm một số mô hình làm ăn hiệu quả của ND.

Mô hình trình diễn nuôi tôm công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) được Chi cục Thủy sản Ninh Bình phối hợp với UBND xã Kim Đông triển khai, thu hút 6 hộ dân tham gia với tổng diện tích 4 ha (trong đó 2 ha tôm sú, 2 ha nuôi tôm thẻ chân trắng).

Đây là mô hình nuôi cá thương phẩm thuộc dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND huyện Krông Pa (Gia Lai) thực hiện với sự tham gia của 10 hộ dân trên địa bàn xã Ia Hdreh.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Hội thi nông dân nuôi cá tra giỏi lần này là một trong những mục tiêu, giải pháp quan trọng nhằm động viên, khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp phong trào nuôi cá tra thế mạnh của vùng ĐBSCL sớm phục hồi trở lại.

Mấy ngày nay, thương lái nhiều nơi “đổ” về Tiền Giang mua heo thịt và heo con với giá khá cao. Người chăn nuôi phấn khởi và sẵn sàng bán khi thương lái có nhu cầu.