Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới

Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Ở Đầm Hà: Hứa Hẹn Hướng Phát Triển Mới
Publish date: Wednesday. September 18th, 2013

Nuôi cá rô đầu vuông là một trong những mô hình kinh tế mới của xã vùng cao Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh), thời gian qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà, mô hình nuôi (bán thâm canh) cá rô đầu vuông thương phẩm đã được thực hiện thành công, mang hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm được triển khai thực hiện tại hộ gia đình anh Trần Văn Vững, thôn Châu Hà, xã Quảng Lợi (ảnh) từ cuối tháng 5-2013, diện tích ao nuôi 1.000m2, với 10.000 con cá giống. Trước khi tham gia mô hình, anh Trần Văn Vững đã được tập huấn, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Hội nghề cá và Đoàn Thanh niên huyện hỗ trợ về con giống, thức ăn, và tư vấn, hướng dẫn về kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Qua hơn 3 tháng nuôi, đến nay gia đình anh Vững đã thành công với mô hình này, hiện tỷ lệ cá sống từ 80 - 85%, cá đạt trọng lượng từ 7 - 8 con/kg. Cá rô đầu vuông có ưu điểm là sinh trưởng nhanh hơn cá rô đồng, thức ăn cho cá phong phú gồm: sinh vật phù du, thức ăn công nghiệp… Trần Văn Vững chia sẻ: “Cá rô đầu vuông trên thị trường hiện đang bán với giá khoảng 60.000 đồng/kg.

Để nuôi thành công cá rô đầu vuông cần cải tạo, khử khuẩn ao nuôi thật tốt, thay nước ao thường xuyên. Trong quá trình nuôi cần chú ý theo dõi, phát hiện một số bệnh thường gặp như nấm và phòng bệnh bằng cách dùng vôi để khử trùng ao nuôi, ngoài ra có thể kết hợp nuôi cá rô đầu vuông với một số cá nước ngọt khác. Đây là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn xã Quảng Lợi cũng như các địa phương khác trên địa bàn huyện”.

Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quảng Ninh, Đoàn Thanh niên và Hội nghề cá huyện Đầm Hà không chỉ giúp đoàn viên, nông dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trên địa bàn huyện có thể phát triển và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.


Related news

Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt

Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.

Friday. February 17th, 2012
Để Ngành Thủy Sản Bến Tre Vươn Xa Hơn Để Ngành Thủy Sản Bến Tre Vươn Xa Hơn

Tình hình nuôi tôm biển của Bến Tre hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm đã bùng phát và thiệt hại không nhỏ, nhưng nhìn chung kinh tế thủy sản trong tỉnh không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu.

Monday. May 14th, 2012
Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Ông Phi "Dúi"

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.

Wednesday. April 25th, 2012
2 Giống Bí Xanh Mới 2 Giống Bí Xanh Mới

Sau nhiều năm nghiên cứu, điều tra, bằng phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp chọn lọc hỗn hợp từ các giống bản địa của tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận, Bộ môn Cây thực phẩm (Viện Cây lương thực- cây thực phẩm) đã chọn tạo thành công 2 giống bí xanh mới mang tên số 1 và số 2.

Wednesday. February 22nd, 2012
Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Nông Nghiệp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Nông Nghiệp

Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn được coi là hướng đi hiệu quả thiết thực trong việc tạo nên diện mạo nông thôn mới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là một tầm nhìn quy hoạch tổng quát cũng như sự đầu tư hợp lý xây dựng những hạ tầng thiết yếu. Từ góc độ du khách cũng đặt ra yêu cầu đa dạng các loại hình dịch vụ mà những đặc trưng vùng miền trong tập quán sản xuất, sinh hoạt của cư dân nông thôn ở địa phương sẽ là điểm nhấn hút khách.

Thursday. February 23rd, 2012