Anh Bùi Văn Nắm thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh
Để từng bước cải thiện cuộc sống gia đình, anh Bùi Văn Nắm tìm tòi học hỏi các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi tôm càng xanh ở nhiều địa phương khác nhau. Năm 2003, Hội Nông dân kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh tổ chức triển khai kế hoạch nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa tại xã Nhị Mỹ nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thêm thu nhập cho người dân.
Lúc này, anh Bùi Văn Nắm quyết tâm, kiên trì thực hiện đúng hướng dẫn của Trạm Khuyến nông huyện từ khâu chọn con giống, kỹ thuật xử lý ao, thả con giống và chăm sóc tôm nuôi theo từng giai đoạn đến khi thu hoạch. Sau 6 tháng nuôi và thu hoạch tôm, trừ chi phí, anh Nắm có lời khoảng 30 triệu đồng/ha. Việc nuôi tôm có lãi là động lực giúp anh Nắm càng quyết tâm hơn với mô hình nuôi tôm càng xanh.
Đến năm 2007, ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ được tỉnh chọn quy hoạch vùng Dự án nuôi tôm càng xanh. Tỉnh đầu tư xây dựng ô bao kết hợp với lộ giao thông nông thôn, nhất là đầu tư hệ thống điện góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả cho người nuôi tôm. Từ đó, diện tích nuôi tôm trên địa bàn ấp Bình Dân ngày càng mở rộng lên đến hàng trăm hécta với hàng chục hộ nuôi và hình thành Tổ hợp tác nuôi tôm xã Nhị Mỹ. Anh Bùi Văn Nắm được các hộ nuôi tôm bầu giữ nhiệm vụ tổ trưởng.
Tổ hợp tác nuôi tôm ra đời đã tạo bước tiến mới về chuyện làm kinh tế hợp tác, nhất là tạo vùng nuôi bền vững, vùng nguyên liệu ổn định, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao chất lượng thương phẩm, tăng thu nhập cho người nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là tiền đề để thành lập hợp tác xã nhằm khẳng định thương hiệu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Hàng năm, anh Bùi Văn Nắm thả nuôi tôm với tổng diện tích 5ha, lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi tôm, anh Nắm còn học hỏi kỹ thuật ươm tôm post để cung cấp con giống cho các hộ nuôi trong và ngoài xã lên đến khoảng 20 triệu con/năm cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Đồng thời, kết hợp với các cơ sở có uy tín để cung cấp thức ăn và các loại thuốc nuôi tôm cho các hộ dân khi có nhu cầu. Nhằm chia sẻ với người dân địa phương, anh Bùi Văn Nắm còn bán thiếu con giống cho hộ nuôi gặp khó khăn về vốn, đến khi thu hoạch tôm mới thanh toán đã giúp một số hộ dân có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Chương trình Bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) chỉ đạo lần đầu tiên được tổ chức năm 2013 nhân kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội NDVN.
“Từ bé tới giờ, đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy nhiều ảnh tư liệu, hiện vật trưng bày liên quan nhiều đến nông dân, Hội NDVN đến như vậy. Tôi cảm thấy tự hào là nông dân Việt Nam, hãnh diện được là hội viên Hội Nông dân Việt Nam…”.
Đã gần 2 tháng kể từ ngày bàn giao, thế nhưng tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 về hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng tàu vỏ thép của Chính phủ, vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu. Trong khi đó, ngư dân đang mòn mỏi đếm từng ngày để được vươn khơi đánh bắt.
Ông Võ Văn Sơn ở xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận là một trong những nông dân sở hữu "cái nhất" đáng nể - ông là người có thu nhập "khủng nhất" với số tiền thu về lên tới 30 tỷ đồng/năm.
Đó là lời khen ngợi của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại buổi tiếp kiến Đoàn đại biểu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” tại Phủ Chủ tịch nước diễn ra sáng (13.10), với sự tham dự của Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước,...