Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo

Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo
Ngày đăng: 05/11/2014

Mô hình nuôi cá chình bông của ông Trần Luật Sự ở khu phố Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) mang lại hiệu quả; trở thành địa chỉ tin cậy để nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.

Bên trong tường, ông lát gạch men, đáy bể tráng xi măng, thành bể cao hơn mức nước cao nhất khoảng 50cm, đồng thời có ống cấp nước đặt cách mặt bể 50cm. Bể sau khi xây xong được ngâm phèn chua (100g/m2) 2 lần (2 ngày/lần) sau đó chà sạch bằng bẹ chuối, cấp và xả nước từ 3 đến 4 lần kết hợp với phơi nắng trong 2 tuần.

Bên trên bể nuôi, ông Sự thiết kế mái che lưới chống nắng nhằm đảm bảo các yếu tố trong môi trường bể nuôi ổn định, đồng thời bổ sung vòi sục khí khoảng 2m/vòi để đảm bảo đủ lượng oxy hòa tan 5mg/l, giúp cá chình bông phát triển tốt. Sàn ăn có kích thước 60cm x 80cm, được bố trí gần nơi thoát nước, có bỏ ống nhựa vào bên trong hồ để làm chỗ trú ẩn cho cá chình bông.

Theo ông Trần Luật Sự, cá chình bông có khả năng sống được ở nhiều thủy vực nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối nên ban ngày thường chui rúc trong hang, dưới đáy bể; tối mới bò ra đi kiếm ăn và di chuyển đi nơi khác. Những lúc trời mưa, cá thường hoạt động mạnh.

Cá chình bông phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 đến 270C, là loài ăn tạp; nguồn thức ăn tự nhiên của cá chình bông là tôm, cá con, cá diếc, cá rô phi, cá mè loại nhỏ, ốc, giun, cá tạp…

Cá chình bông đẻ trứng ở biển, cá con sau đó trôi dạt vào vùng cửa sông kiếm ăn và lớn lên, đến lúc trưởng thành cá lại về biển đẻ trứng. Chính vì tập tính này mà hiện nay việc sinh sản nhân tạo cá chình bông còn rất khó khăn và nguồn cá giống chủ yếu vẫn được đánh bắt trong tự nhiên. Hiện tại cá chình bông thương phẩm loại từ 0,6 đến 1kg có giá bán khoảng 380.000 đồng/kg, loại từ 1 đến 1,5kg có giá bán 440.000 đồng/kg, cá chình giống 25.000 đồng/con.

Đến nay, ông Sự đã có 12 hồ nuôi, trong đó có 7 hồ nuôi cá chình bông thương phẩm và 5 hồ nuôi cá chình bông giống. Trừ hết các chi phí, mỗi năm ông Sự thu lợi từ 300 đến 400 triệu đồng.

Hiện nay, nhiều người ở các tỉnh Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… đến tham quan học hỏi cách chăm sóc nuôi dưỡng cá chình bông và đặt mua cá chình bông về làm giống để nuôi thương phẩm. Ông Sự cho biết: “Trong quá trình nuôi, người nuôi nên giữ nguồn nước sạch, đảm bảo đủ hàm lượng oxy trong nước.

Thức ăn cho cá chình bông tuy đơn giản nhưng phải tươi, cần trộn thêm vitamin, men tiêu hóa và cho cá ăn vào buổi chiều mát và buổi tối. Để nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông, các cấp, ngành chức năng cần quan tâm trong việc hỗ trợ vốn vay và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hộ nông dân”.


Có thể bạn quan tâm

Năng suất cao từ mô hình nuôi vịt biển sinh sản Năng suất cao từ mô hình nuôi vịt biển sinh sản

Sáng 19.11, tại hội trường nhà văn hóa thôn Kim Thành (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo “Mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản”. Tham gia hội thảo có cán bộ Sở NN&PTNT và hơn 10 hộ dân thực hiện mô hình nuôi vịt.

19/11/2015
Xử lý nghiêm việc dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi Xử lý nghiêm việc dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Việc sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ được tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm trong thời gian tới.

19/11/2015
Cây cao su lao dốc Cây cao su lao dốc

Cuộc hội thảo “Cây cao su: Minh bạch giải trình và phát triển bền vững do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam phối hợp với Liên minh Đất rừng, tìm ra giải pháp để ngành cao su cần đổi mới.

19/11/2015
Tìm giải pháp cứu cây cao su Tìm giải pháp cứu cây cao su

Ngày 17.11, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam phối hợp với Liên minh Đất rừng (FORLAND) tổ chức hội thảo “Cây cao su: Minh bạch, giải trình và phát triển bền vững”.

19/11/2015
Nơm nớp với dịch tai xanh Nơm nớp với dịch tai xanh

Gặp anh Tám Duy Trung (Duy Xuyên), chưa hỏi tình hình sức khỏe ra răng, anh vội than cái nghề chăn nuôi heo quá lận đận. Hết lo giá bán sản phẩm tụt giảm thì lại sợ dịch bệnh bùng phát.

19/11/2015