Nuôi lươn không bùn
Mô hình hiệu quả
Dự án nuôi “Lươn không bùn” do Phòng Kinh tế Phan Thiết làm chủ dự án, được thực hiện từ tháng 9/2014. Khi đó, chị Nguyễn Thị Thu Sương được chọn để dự án hỗ trợ con giống. Với bề ngoài hoạt bát, chị Sương không ngần ngại chia sẻ: “Trước đây gia đình chủ yếu làm nông, chủ yếu là trồng đậu, mè, nuôi heo. Nhưng lớn tuổi rồi, nuôi heo cực quá. Khi được Hội Nông dân xã giới thiệu và hỗ trợ giống nên bắt tay vào làm thử, rồi thành công đến thôi”.
Mô hình không phải là mới, nhiều tỉnh phía Bắc đã có nhiều tỷ phú về nuôi “lươn không bùn”, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã nuôi đại trà. Nhưng lần đầu tiên đến với mô hình, chị Sương cũng lo lắm. Vợ chồng chị bắt tay vào xây dựng chuồng trại, với 3 hồ nuôi lươn không bùn. Thời điểm dự án triển khai, mỗi hồ thí điểm nuôi 30 kg lươn giống.
Nuôi lươn không bùn không đòi hỏi công sức chăm sóc nhiều như nuôi heo. Mỗi ngày, chỉ cần dành 1 tiếng đồng hồ thay nước và cho lươn ăn. Thức ăn của lươn “hơi khó” một chút vì phải cá tươi xay nhuyễn trộn với cám thực phẩm. “Mình được cái ở gần biển, nên cá tươi luôn có, chứ nếu cá sình thì lươn sẽ mắc bệnh” - chị Sương nói.
Trước tết, với chu kỳ sau hơn 4 tháng, chị Sương đã thu hoạch được 3 tạ lươn, giá bán sỉ 120 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị Sương thu về khoảng 15 triệu đồng. Còn lại một số đang bán lẻ và bỏ mối ở chợ. Đến thời điểm này lươn vẫn có giá trị kinh tế và nguồn cung vẫn chưa đủ cầu.
Không chỉ nuôi lươn không bùn, chị Sương còn kết hợp nuôi thả 8 kg cá trê, bằng cách xây hồ thấp hơn hồ nuôi lươn, sau đó tận dụng nguồn nước xả và thức ăn thừa của lươn để làm thức ăn cho cá. Giá cá trê bán sỉ hiện nay 30.000 đồng/kg, bán lẻ là 40.000 đồng/kg. “Tính ra, cá trê vậy mà lãi khá hơn” - chị Sương nói.
Nhiều nơi học nghề
Sau đợt nghiệm thu vừa qua, mô hình này được nhiều nông dân tìm đến nhờ chị chia sẻ kinh nghiệm. Vốn là người cởi mở chị Sương cũng chẳng giấu nghề. Cái khó của nuôi lươn không bùn là phải kỹ, phát hiện lươn có triệu chứng trầy da hay nổi mẩn đỏ là lập tức vớt ra, chăm sóc riêng, pha thuốc để dưỡng, sau 3 ngày mới thả lại vào hồ.
Ông Lê Văn Minh - Trưởng Phòng Kinh tế Phan Thiết, cho biết: Đây là mô hình được thực hiện thành công và đang được nhân rộng. Đến nay, có nhiều địa phương ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và một số hộ dân ở Mũi Né vào tìm hiểu để thực hiện. “Gia đình cũng tiếp nhiều người đến tham quan, vợ chồng tôi sẵn sàng chia sẻ” - chị Sương nói.
Từ khi làm mô hình này, vợ chồng chị có đồng ra đồng vào, cuộc sống khá ổn. Dự định của chị Sương sẽ mở rộng mô hình qua việc xây dựng thêm một hồ lớn gấp ba lần hồ trước. Đợt này sẽ thả 2,7 tạ lươn giống. Cùng với đó, chị Sương đang ấp ủ thực hiện nuôi lươn vàng, vì những lợi thế sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao và cũng là hướng đi để đưa kinh tế gia đình khá hơn.
Có thể bạn quan tâm
Lần đầu tiên, một giống cây có chứa dưỡng chất trong dầu cá đã được lai tạo thành công bằng phương pháp biến đổi gene tại Anh.
Qua một thời gian tập trung nhiều nguồn lực và giải pháp nhằm đẩy mạnh đánh bắt, khai thác thủy sản xa bờ, đến nay, triển vọng đối với ngành đánh bắt xa bờ tại Ninh Thuận đang có những khởi sắc.
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.
Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.