Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Đối với lợn con theo mẹ: lợn con đang bú mẹ ít có nhu cầu nước uống, lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở lợn con theo mẹ là 46 ml nước uống/ngày/lợn con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu lợn con đã bắt đầu tập ăn, vì vậy rất cần cung cấp đủ nước.
Lợn con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 - 320C, nhu cầu nước tăng 4 lần so với lợn bú mẹ ở chuồng có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).
Đối với lợn con cai sữa: Trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự tăng trọng cơ thể. Lượng nước tiêu thụ trong 3 - 6 tuần đầu sau cai sữa là: 0,49; 0,89; 1,46 lít/ngày/con và liên quan tỷ lệ với lượng thức ăn tiêu thụ.
Đối với lợn nuôi thịt: Với lợn choai, lượng nước tiêu thụ có mối tương quan thuận với lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước tối thiểu cho lợn có trọng lượng từ 25 - 90kg là 2,5 lít nước/kg thức ăn tiêu thụ. Song, với cách cho ăn khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau, nếu cho ăn tự do, lượng nước tiêu thụ là 2,5 lít/kg thức ăn, trong khi cho ăn hạn chế lượng nước cần thiết tối thiểu là 3,7 lít/kg thức ăn tiêu thụ.
Đối với lợn nái chửa: Nhu cầu nước uống ở lợn nái chửa tăng theo lượng thức ăn ăn vào, trung bình lợn nái khô (nái không chửa) tiêu thụ 11,5 lít/ngày, lợn nái chửa giai đoạn cuối tiêu thụ khoảng 20 lít/ngày.
Đối với lợn nái nuôi con: Lợn nái nuôi con cần nhiều nước không chỉ để trao đổi chất như các lứa tuổi khác mà còn để bù đắp số lượng 8 - 16 kg sữa tiết mỗi ngày. Nhu cầu tối thiểu lợn nái nuôi con cần từ 12 - 40 lít nước/ngày, trung bình 18 - 25 lít nước/ngày.
Đối với lợn đực giống: Nhu cầu tối thiểu lượng nước tiêu thụ ở lợn đực giống cần từ 20 - 25 lít/ngày/con.
Ngoài nước dùng cho ăn, uống, chăn nuôi lợn cần 1 lượng nước rất lớn để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi... với trung bình 50 lít/con/ngày đối với lợn trưởng thành.
Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay đó là chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi, bởi nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, nếu quá kiềm (pH > 8) hay quá axit (pH < 6) thì đều có hại.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng.Vì vậy, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng nước cần phải lấy mẫu nước kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.

Trong chiến tranh, những anh lính "Bộ đội Cụ Hồ" luôn kiên trung, anh dũng. Trong thời bình, họ ra sức thi đua, chăm lo phát triển kinh tế vươn lên làm giàu bằng chính đôi bàn tay, khối óc của mình. Những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu thị trường, mô hình nuôi thỏ của hội viên Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã đem lại kết quả phấn khởi.

Với những ưu điểm nổi trội như tránh được bệnh tật, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng sản phẩm phụ tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… mô hình đệm lót lên men được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh triển khai, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi.

Thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện nay dịch cúm A/H5N1 đang xảy ra trên đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; dịch cúm A/H5N6 cũng đang xảy ra trên đàn chim cút tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Cây bạc hà thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, bạc hà chịu bóng râm mát, rất dễ trồng, ít sâu bệnh gây hại, tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế nông hộ, cứ 20 ngày cây bạc hà cho thu hoạch 1 lần, sản lượng thu hoạch từ 400 - 500 kg, thương lái đến tại vườn mua giá dao động từ 1.500 - 6.000 đồng/kg.