Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn
Publish date: Tuesday. August 18th, 2015

Đối với lợn con theo mẹ: lợn con đang bú mẹ ít có nhu cầu nước uống, lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở lợn con theo mẹ là 46 ml nước uống/ngày/lợn con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu lợn con đã bắt đầu tập ăn, vì vậy rất cần cung cấp đủ nước.

Lợn con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 - 320C, nhu cầu nước tăng 4 lần so với lợn bú mẹ ở chuồng có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).

Đối với lợn con cai sữa: Trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự tăng trọng cơ thể. Lượng nước tiêu thụ trong 3 - 6 tuần đầu sau cai sữa là: 0,49; 0,89; 1,46 lít/ngày/con và liên quan tỷ lệ với lượng thức ăn tiêu thụ.

Đối với lợn nuôi thịt: Với lợn choai, lượng nước tiêu thụ có mối tương quan thuận với lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước tối thiểu cho lợn có trọng lượng từ 25 - 90kg là 2,5 lít nước/kg thức ăn tiêu thụ. Song, với cách cho ăn khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau, nếu cho ăn tự do, lượng nước tiêu thụ là 2,5 lít/kg thức ăn, trong khi cho ăn hạn chế lượng nước cần thiết tối thiểu là 3,7 lít/kg thức ăn tiêu thụ.

Đối với lợn nái chửa: Nhu cầu nước uống ở lợn nái chửa tăng theo lượng thức ăn ăn vào, trung bình lợn nái khô (nái không chửa) tiêu thụ 11,5 lít/ngày, lợn nái chửa giai đoạn cuối tiêu thụ khoảng 20 lít/ngày.

Đối với lợn nái nuôi con: Lợn nái nuôi con cần nhiều nước không chỉ để trao đổi chất như các lứa tuổi khác mà còn để bù đắp số lượng 8 - 16 kg sữa tiết mỗi ngày. Nhu cầu tối thiểu lợn nái nuôi con cần từ 12 - 40 lít nước/ngày, trung bình 18 - 25 lít nước/ngày.

Đối với lợn đực giống: Nhu cầu tối thiểu lượng nước tiêu thụ ở lợn đực giống cần từ 20 - 25 lít/ngày/con.

Ngoài nước dùng cho ăn, uống, chăn nuôi lợn cần 1 lượng nước rất lớn để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi... với trung bình 50 lít/con/ngày đối với lợn trưởng thành.

Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay đó là chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi, bởi nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, nếu quá kiềm (pH > 8) hay quá axit (pH < 6) thì đều có hại.

Từ những vấn đề trên, có thể thấy chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng.Vì vậy, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng nước cần phải lấy mẫu nước kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.


Related news

Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

Saturday. May 30th, 2015
Hai giống ngô chịu hạn Hai giống ngô chịu hạn

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Saturday. May 30th, 2015
Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419 Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Saturday. May 30th, 2015
Tìm lối ra cho cánh đồng lớn Tìm lối ra cho cánh đồng lớn

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.

Saturday. May 30th, 2015
Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai

Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Saturday. May 30th, 2015