Phân bón cho cây vụ đông ở Thái Bình
Đất SX vụ đông chủ yếu là đất lúa sau thu hoạch vụ mùa nên không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất giảm sút nghiêm trọng (do lúa mùa đã sử dụng và để lại một lượng hữu cơ tươi gồm gốc, rễ lúa khi phân hủy sản sinh nhiều chất độc, chất chua, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ đông).
Mặt khác, lượng phân hữu cơ bón ruộng ngày càng giảm sút do đốt rơm rạ, chăn nuôi tập trung, nhiều nơi nông dân trồng chay phân chuồng.
Theo các nhà khoa học, dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng vụ đông gồm đa lượng, trung lượng, vi lượng thiếu hụt trầm trọng.
Kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn canh tác vụ đông ở Thái Bình trong nhiều năm qua cho thấy, để có năng suất chất lượng cao cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như giống, thời vụ, phân bón, tưới nước...
Song, biện pháp sử dụng phân bón hợp lý có tính chất quyết định.
Các yếu tố dinh dưỡng cây trồng vụ đông cần gồm các chất đa lượng gồm đạm, lân, kali (NPK), các loại rau có nhu cầu theo thứ tự N > P > K, các loại cây có củ, quả như khoai tây, ớt, cà rốt... thì cần tỉ lệ N > K > P, các loại cây như khoai lang, đậu, lạc thì yếu tố đa lượng được xếp theo thứ tự P > K > N.
Hầu hết các loại cây trồng vụ đông nếu bón thừa đạm cây mềm yếu, lá mỏng, tích nước, hạn chế quang hợp, dễ nhiễm sâu bệnh gây hại, giảm năng suất và chất lượng.
Các yếu tố dinh dưỡng lân, kali nếu thiếu cây trồng còi cọc, thân lá phát triển không cân đối, bộ rễ ngắn, hấp thụ dinh dưỡng kém, năng suất chất lượng không ổn định.
Các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như canxi (vôi), magie, silic, lưu huỳnh là những chất thiết yếu đặc biệt quan trọng đối với cây vụ đông.
Chất vôi có tác dụng khử chua, khử độc hữu cơ trong đất tạo pH và môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển, đồng thời cung cấp chất vôi cho cây nếu thiếu rễ kém phát triển, thân lá vàng úa, còi cọc.
Chất magie và lưu huỳnh có vai trò đặc biệt giúp cây vụ đông phát triển diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp, khắc phục sự thiếu giờ nắng trong những ngày âm u lạnh giá, đặc biệt đối với những cây ưa ấm như ớt, khoai lang, đậu lạc, ngô...
Chất silic không thể thiếu đối với các loại cây trồng có lớp phấn, lông gai ở thân và bẹ lá như ngô, khoai tây, bầu bí.
Silic tham gia kết cấu thành mạch vững chắc để chống lại xâm nhiễm của sâu bệnh, giảm bốc thoát hơi nước, tăng sức chịu hạn cho cây trồng, chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.
Các chất vi lượng như kẽm, Bo, đồng, sắt, mangan... là những chất men tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau, củ, quả, nó quyết định về hương vụ, màu sắc của sản phẩm cây vụ đông.
Nếu không cung cấp đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau củ quả đặc biệt rau ăn lá.
Nhận thức được vai trò của các yếu tố dinh dưỡng, trong nhiều năm qua nông dân Thái Bình đã từng bước chuyển đổi từ sử dụng phân bón đơn và các loại phân NPK thông thường sang sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây trồng vụ đông, đặc biệt trên một số cây trồng chính.
- Cây khoai tây, với diện tích trên 4.000 ha được trồng bằng các giống Solara, Maraben (Đức), Atlantic (Mỹ) và Diamant (Hà Lan)... được bảo quản giống qua kho lạnh trước khi thu hoạch lúa mùa một, hai tuần.
Ruộng được tiêu nước để khô vừa phải hơi lún bàn chân, thuận lợi cho việc làm đất. Lên luống trồng một hoặc hai hàng tùy thuộc vào lớp đất canh tác dầy hay mỏng, nếu trồng một hàng thì luống rộng 60 - 70 cm, nếu trồng hai hàng thì luống rộng 120 - 140 cm.
Để có được 30 tấn củ/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng 150 kg N, 60 kg P2O5, 124 kg K2O, 19 kg MgO, 60 kg CaO, 15 kg S và 0,11 kg sắt, 0,6 kg Bo, 0,3 kg kẽm và 0,4 kg đồng.
Đất trồng khoai tây ở Thái Bình vừa chua lại vừa thiếu nghiêm trọng các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, lựa chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là giải pháp phù hợp.
Phân bón lót được dùng cho cây khoai tây là đa yếu tố NPK 5.10.3 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO (vôi) = 16%, MgO = 18%, SiO2 = 15%, S = 2% cùng các chất vi lượng.
Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 40%.
NPK 5.10.3 Văn Điển được bón cùng với phân hữu cơ hoai mục theo rạch luống, hốc rồi phủ 1 lớp đất mỏng từ 2 - 3 cm sau đó đặt củ giống, với mức bón từ 20 - 25 kg/sào (360 m2).
Sau khi khoai tây mọc cao từ 15 - 20 cm thì bón thúc lần 1 bằng NPK 12.5.10 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%, P2O5 = 5%, K2O = 10%, CaO (vôi) = 5%, MgO = 2%, SiO2 = 4%, S = 11% cùng các chất vi lượng.
Bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp cùng một lúc tất cả các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng một cách cân đối đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng vụ đông; đặc biệt cây khoai tây, bí xanh, ớt và các loại rau củ quả khác.
Tổng dinh dưỡng đạt 49%, lượng bón từ 15 - 20 kg/sào, rải phân giữa 2 hàng khoai hoặc 2 mép luống sau đó kéo đất ở luống phủ kín phân.
Tiến hành bón thúc đợt 2 sau bón thúc đợt 1 khoảng 20 ngày, lượng bón 20 - 25 kg/sào bằng phân NPK 12.5.10 Văn Điển. Rải phân vào 2 mép luống kéo toàn bộ đất ở 2 rãnh vun cao và kết hợp tưới nước cho mỗi đợt bón.
- Cây bí xanh kế hoạch gieo trồng khoảng 4.000 - 5.000 ha, là cây rau quả cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng với năng suất bình quân 30 tấn quả/ha, đã lấy đi từ đất 76 kg N, 30 kg P2O5, 55 kg K2O, 36 kg MgO, 100 kg CaO, 10 kg S, 25 kg SiO2 và các chất vi lượng.
Nếu dùng phân bón đơn hoặc phân NPK thông thường thì thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của bí xanh.
Vì vậy, sử sụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây bí để cho năng suất cao và chất lượng tốt với mức bón lót từ 20 - 25 kg/sào phân đa yếu tố NPK 5.10.3 Văn Điển cùng với 3 - 5 tạ phân hữu cơ theo hốc trước khi gieo hạt hoặc trồng cây trong bầu ở trong các mô (hốc).
Bón phân Văn Điển cây trồng vụ đông khỏe mạnh, thân lá phát triển cân đối, màu lá xanh xám, sức đề kháng sâu bệnh tốt, ít hoặc không phải dùng thuốc BVTV, mẫu mã củ quả đẹp, tỉ lệ hao hụt khi vận chuyển thấp, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế thiết thực.
Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành bón thúc lần 1, sử dụng từ 8 - 10 kg NPK 12.5.10 Văn Điển bón xung quanh gốc kết hợp với làm cỏ, tưới ẩm và vun đất cho cây.
Trước khi cắm giàn (cây bắt đầu leo) tiến hành bón thúc lần 2, sử dụng từ 20 - 25 kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển bón cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp vun cao và làm rãnh nông ở giữa luống, sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào rãnh, sau 3 - 4 giờ tháo nước cạn và chuẩn bị cắm giàn.
Khi bí bắt đầu đậu quả, dùng 10 - 15 kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển để bón kết hợp với tưới ẩm.
- Cây ớt kế hoạch gieo trồng khoảng 1.500 - 2.000 ha. Ớt có nhu cầu cao và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để có được năng suất 20 - 21 tấn quả/ha, cây ớt đã lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng như sau: 70 kg N, 30 kg P2O5, 90 kg K2O, 18 kg MgO, 67 kg CaO, 21 kg S và các chất vi lượng.
Khi phân tích lá ớt non (đầu mùa ra quả) cũng cho thấy tỉ lệ % chất khô các chất dinh dưỡng là: N = 3,7%, P2O5 = 1,3%, K2O = 3,4%, CaO (vôi) = 2%, MgO = 0,4%, S = 0,2% cùng các chất vi lượng tính theo ppm là: Fe = 45, Mn = 33, Zn = 26, Cu = 4, B = 23.
Sử dụng phân bón Văn Điển sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây ớt, cụ thể là dùng phân bón lót NPK 5.10.3 Văn Điển với lượng bón 25 kg/sào cùng với 4 - 5 tạ phân chuồng mục.
Khi ớt bắt đầu phân cành tiến hành bón thúc đợt 1 từ 18 - 20 kg NPK 12.5.10 Văn Điển hoặc NPK 12.8.12 Văn Điển kết hợp vun gốc làm cỏ.
Khi ớt có hoa rộ tiến hành bón thúc đợt 2 từ 15 - 17 kg NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân theo mép luống rồi vun đất ở rãnh lên phủ kín phân sau đó tưới ẩm
Có thể bạn quan tâm
Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.
Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.
Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.
Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.