Nông dân trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định

Một số loại sâu bệnh gây hại không đáng kể nên các diện tích trồng tiêu trong huyện cho tỷ lệ đậu trái cao, năng suất ước tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Thu hoạch tiêu đầu mùa tại xã Bảo Quang, huyện Long Khánh (Đồng Nai).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Đồng Nai là một trong ba địa phương có diện tích tiêu lớn nhất cả nước với trên 8.000ha.
Các huyện có diện tích trồng tiêu tăng nhanh là Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất... Trong số đó, huyện Xuân Lộc dẫn đầu với gần 3.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Suối Cao.
Những năm gần đây, giá hạt tiêu ở mức cao, nhiều hộ nông dân chuyển diện tích không thích hợp của cây trồng khác sang trồng tiêu. Đặc biệt, bà con nông dân có kinh nghiệm trong đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để kéo dài thời gian thu hoạch.
Với cách làm này, nhiều nông dân trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc giàu lên, một số người trở thành triệu phú.
Với diện tích 2.000ha đang cho thu hoạch, mỗi năm Xuân Lộc cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 6.000 tấn tiêu đen. Năm nay, giá hạt tiêu giữ ở mức khá ổn định từ 200.000 - 210.000 đồng/kg. Nhiều khả năng niên vụ năm nay, người trồng tiêu thắng lớn.
Để nâng cao giá trị hồ tiêu Xuân Lộc, mới đây Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (thuộc Sở Khoa học Công nghệ) vừa trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” cho Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ.
Theo đánh giá của các Hiệp hội tiêu trong nước và quốc tế, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác.
Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” không chỉ giúp hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trên thị trường nội địa, mà còn mở cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải địa phương có dịch nhưng những ngày này, người chăn nuôi thương hiệu gà đồi Yên Thế như đang "ngồi trên lửa" vì giá gà giảm quá sâu.

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.