Nông dân trồng tiêu thắng lớn nhờ năng suất cao, giá ổn định
Một số loại sâu bệnh gây hại không đáng kể nên các diện tích trồng tiêu trong huyện cho tỷ lệ đậu trái cao, năng suất ước tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Thu hoạch tiêu đầu mùa tại xã Bảo Quang, huyện Long Khánh (Đồng Nai).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Đồng Nai là một trong ba địa phương có diện tích tiêu lớn nhất cả nước với trên 8.000ha.
Các huyện có diện tích trồng tiêu tăng nhanh là Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Thống Nhất... Trong số đó, huyện Xuân Lộc dẫn đầu với gần 3.000ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Suối Cao.
Những năm gần đây, giá hạt tiêu ở mức cao, nhiều hộ nông dân chuyển diện tích không thích hợp của cây trồng khác sang trồng tiêu. Đặc biệt, bà con nông dân có kinh nghiệm trong đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc để kéo dài thời gian thu hoạch.
Với cách làm này, nhiều nông dân trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc giàu lên, một số người trở thành triệu phú.
Với diện tích 2.000ha đang cho thu hoạch, mỗi năm Xuân Lộc cung cấp ra thị trường sản lượng khoảng 6.000 tấn tiêu đen. Năm nay, giá hạt tiêu giữ ở mức khá ổn định từ 200.000 - 210.000 đồng/kg. Nhiều khả năng niên vụ năm nay, người trồng tiêu thắng lớn.
Để nâng cao giá trị hồ tiêu Xuân Lộc, mới đây Phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (thuộc Sở Khoa học Công nghệ) vừa trao giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” cho Hợp tác xã hồ tiêu Xuân Thọ.
Theo đánh giá của các Hiệp hội tiêu trong nước và quốc tế, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác.
Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” không chỉ giúp hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trên thị trường nội địa, mà còn mở cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế.
Related news
Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.
Đây là 3 xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Chương trình xây dựng NTM, đem lại hiệu quả thiết thực. Thông qua chương trình, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng NTM; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn được nâng lên.
Vừa nghiên cứu học tập cách chăm sóc rau, hoa qua sách báo, vừa rút kinh nghiệm từ thực tế; dần dần, anh đã chủ động được việc chăm sóc. Từ việc sử dụng giống rau, phân bón, nhận biết cây rau mắc những loại bệnh nào để sử dụng thuốc và khi lứa rau này vừa xuống giống thì anh đã lên kế hoạch sẵn cho vụ sau.
Đầu năm mới Ất Mùi 2015, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành A đang hối hả bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay. Trong đó, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đặt lên hàng đầu.
Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.