Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra mênh mông

Con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra mênh mông
Ngày đăng: 13/11/2015

Nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao

Suốt dọc khu đường giao giữa đại lộ Thăng Long và Xuân Mai, trên địa bàn Hòa Lạc (Hà Nội) giờ mọc lên san sát những nhà hàng đặc sản.

Những tấm biển quảng cáo cho nhà hàng như: Gà đồi, lợn rừng, vịt trời, chim trời, cá trắm đen… không thể thiếu đối với mỗi nhà hàng muốn lôi kéo khách để thưởng thức.

Anh Nguyễn Anh Thế, chủ một nhà hàng ở đây tâm sự: “Tuần nào cũng thế, cứ đến thứ 7, Chủ nhật là khách từ Hà Nội lại kéo xuống đây để ăn uống, nhất là những loại thực phẩm sạch, thuộc hàng đặc sản.

Với họ, giá cả dù có đắt 2-3 lần cũng không thành vấn đề, quan trọng là phải chất lượng và quý hiếm một tý”.

TS Võ Văn Sự (trái) thăm một trang trại nuôi gà rừng ở Nghệ An.

Theo anh Anh Thế, xu hướng hiện nay khách chuộng nhất là những loại gà thả vườn có trọng lượng tầm 1-1,2kg, chặt ra vừa đủ 1 đĩa, bày lên trông vừa bắt mắt, ăn lại vừa đủ cho 1 mâm ngồi 6.

Anh Thế cung tiết lộ tiếp: Kế đến là thịt lợn rừng, tuy giá tới 300.000-500.000 đồng/kg, nhưng khi đã vào quán nhậu chẳng khách nào cò kè, mà chỉ lựa chọn xem chế biến món nào để nhậu cho hợp.

Những loại đặc sản như đà điểu, cá sấu gần đây cũng được khách lựa chọn, song kinh nghiệm là phải chế biến và phân miếng cho phù hợp từ 0,5-1kg hay 2-3kg để khách hàng lựa chọn tùy theo số lượng đoàn đi nhậu.

Đặc biệt, gần đây vịt trời là thứ đặc sản khác được khách hàng khá ưa chuộng.

Văn Tú, quản lý một nhà hàng trên phố Ngọc Khánh (Hà Nội) cho biết: “Thịt vịt ăn mát, nhất là vịt trời, trọng lượng phù hợp, thịt lại thơm, ngon, chế biến được nhiều món.

Như nhà hàng em, mỗi ngày bán cả trăm con vịt trời”.

Tú cũng cho biết, giá mỗi con vịt trời của nhà hàng thường dao động từ 480.000-550.000 đồng/con, có thể chế biến được các món tiết canh, om sấu, nấu măng, xào lăn… nên khách rất thích.

“Nói là đặc sản, nhưng vịt trời cũng là loài khá bình dân, với mỗi con vịt như thế có thể phục vụ cho 4-5 người ăn nhậu”- Tú nói.

Lợn rừng là một trong những con đặc sản đang được người dân lựa chọn nuôi và nó đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khảo sát tại nhiều địa bàn cũng cho thấy, xu thế hiện nay là các chủ nhà hàng thường liên kết hoặc cùng “tụ” về một phố hay khu vực nào đó để chuyên kinh doanh về đặc sản, chẳng hạn như ở Bắc Ninh có phố chim trời, ở Ninh Bình có khu chuyên về dê núi tại Tam Điệp hay ở Phú Thọ có phố cá sông…

Đây chính là cơ hội tốt để các chủ trang trại- chủ nhà hàng có thể trực tiếp trao đổi mua- bán với số lượng lớn, đảm bảo.

Để con đặc sản là… đặc sản

TS. Võ Văn Sự- Chi hội trưởng Động vật quý hiếm (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết: “Hiện ở nước ta có khoảng 20 loài đặc sản đã được người dân nuôi tự phát trong thời gian qua, nhưng chỉ có 10 loài nuôi hữu hiệu như cá sấu, lợn rừng, trĩ đỏ, ba ba.

Tôi cho rằng, trong thời gian tới việc nuôi con đặc sản sẽ rất tiềm năng, bởi người dân ngày càng hướng tới việc sử dụng những sản phẩm ngon, sạch, lạ.

Điều quan trọng là người dân có sản xuất ra được các sản phẩm ngon, sạch, lạ theo đúng chất của con đặc sản hay không”.

Gà rừng được nuôi thả chung với gà nhà, nếu mới nhìn rất khó phát hiện.

Theo TS Sự, trên thực tế đã có rất nhiều người dân giàu lên từ nuôi con đặc sản, nhưng không có nghĩa ai nuôi con đặc sản cũng giàu.

Mà giàu hay không hoàn toàn do người dân quyết định.

Bởi nếu nuôi con đặc sản mà vẫn cho thức ăn công nghiệp, kích thích tăng trưởng thì vừa tốn kém, chất lượng lại không cao, giá bán sẽ thấp hơn kiểu nuôi “gà ngủ sào, lợn đào công sự”.

Có thể nhận thấy, thời gian gần đây, nhiều địa phương đã đẩy mạnh phát triển con đặc sản và xem đây là "chìa khóa" trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi.

Tuy nhiên, có một số con như nhím, dế, dúi...

phát triển được một thời gian đã bị tắc đầu ra.

Về vấn đề này, TS Sự cho rằng: “Kinh nghiệm cho thấy, các chủ trang trại không nên phát triển ồ ạt con đặc sản khi chưa có đầu ra vững chắc.

Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống kỹ thuật nuôi, tạo con giống, chế biến và tiêu thụ.

Để làm được việc này cần có sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp… Một thực trạng nữa là hầu hết giá cả các con đặc sản “mới nổi” giá con giống, thịt đều rất đắt, cao hơn rất nhiều so với giá trị thực, do đó vô hình chung người dân đang tạo thành rào cản tiêu thụ”.

TS Sự cũng đưa ra lời khuyên: Khi nuôi con đặc sản, nhất thiết phải chọn loài phù hợp nhất với môi trường tự nhiên, khu vực, nơi có nguồn thức ăn rẻ và dễ tiêu thụ.

Chẳng hạn, ngoài Bắc không nên nuôi con dông cát vì lạnh, không nên nuôi thằn lằn vì rất ít người ăn…

“Trong quá trình nuôi con đặc sản, không được dùng thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh, kích thích sinh trưởng để trộn vào thức ăn, mà phải áp dụng phương thức nuôi “hữu cơ”, tự nhiên và đây cũng là xu thế của thế giới.

Khi con đặc sản thực sự là đặc sản, thì sẽ đem lại giá trị kinh tế cao, điều này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người chăn nuôi”.


Có thể bạn quan tâm

Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

29/05/2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

29/05/2015
Hồi sinh những vườn tiêu Hồi sinh những vườn tiêu

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

29/05/2015