Dân Mường La giữ rừng để làm giàu
Nhưng đây cũng là địa bàn giáp ranh với các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái và huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, nên lâm tặc thường lợi dụng để khai thác lâm sản.
Gắn truy quét với tuyên truyền
Ông Bùi Mạnh Cường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường La, cho biết: Nhiều năm qua, các hoạt động khai thác lâm sản lẻ tẻ vẫn xảy ra và thường là khi chúng tôi truy quét thì chỉ thu được hàng vô chủ vì lâm tặc chạy trốn hết sang các địa bàn khác.
Nhưng Chi cục Kiểm lâm Sơn La và Hạt Kiểm lâm huyện đã xác định: Phải bám chắc địa bàn, gắn việc truy quét với tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, chung sức bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Với những dối tượng cố tình vi phạm, chúng tôi tổ chức điều tra và đưa ra pháp luật xử lý.
Vừa qua, chúng tôi đã khởi tố 2 bị can là Giàng a Lồng và Giàng A Vảng đều ở thôn Bản Công, xã Bản Công của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Tòa án đã tuyên phạt 2 bị cáo này từ 6 đến 9 tháng tù giam
Nông dân bản Nà Tâu thực hiện đốt nương đúng giờ quy định và có người theo dõi ngọn lửa để phòng, chống cháy rừng.
Đến xã Ngọc Chiến, nơi giáp ranh với 2 huyện Trạm Tấu và Than Uyên của 2 tỉnh bạn, thấy những cánh rừng khoanh nuôi bảo vệ phát triển xanh tốt bên những cánh rừng mới trồng.
Anh Lò Văn Tán - cán bộ văn phòng UBND xã bảo: Xã có 33 bản với hơn 10.000 nhân khẩu thuộc nhiều dân tộc anh em.
Các bản tuy cách xa nhau, đi lại rất khó khăn nhưng không vì thế mà công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng bị sao nhãng.
Hàng tháng, cán bộ kiểm lâm vẫn phối hợp với cán bộ xã đến từng bản, từng cánh rừng để kiểm tra, giám sát và tuyên truyền.
Khi cán bộ bám sát dân, nói và làm cho dân hiểu thì người dân cũng tăng thêm niềm tin vào cán bộ và sẽ làm theo cái hay, cái tốt.
Nông dân hưởng ứng
"Cũng nhờ bảo vệ rừng tốt nên chúng tôi có đủ điều kiện để chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hơn 76.500ha rừng của 3.671 chủ rừng trong huyện”. Ông Bùi Mạnh Cường
Anh Quàng Văn Xứng - công an viên bản Nà Tâu, xã Ngọc Chiến, chỉ tay lên những cánh rừng xanh ngắt quanh bản, bảo: Dân bản Nà Tấu cũng như nhiều bản khác ở Ngọc Chiến này rất khan hiếm đất sản xuất, nhưng mấy năm nay chẳng ai phá rừng làm nương nữa đâu.
Đất ít thì chúng tôi đi làm thuê, làm mướn ở nơi khác vì ai cũng hiểu rằng nếu không có rừng thì người nông dân khó mà sống được.
Đến bản Nà Dìa, gặp anh Lò Văn Khụt - Bí thư chi bộ bản đang cho cá ăn.
Anh bảo: Bà con nói thật đấy, bây giờ người dân không phá rừng bừa bãi nữa mà còn trồng thêm rừng bởi ai cũng biết rừng không chỉ mang lại cái gỗ, cái tre, con thú mà còn mang lại nguồn nước ăn, nước sản xuất.
Nhà tôi cũng trồng thêm hơn 1ha rừng cây sơn tra, vừa phủ xanh đất rừng, vừa lấy thu nhập lâu dài.
Nhiều hộ dân tự nguyện trồng rừng ngay trên đất nương của mình chứ không đợi phải nhắc nhở, phân chia như trước nữa.
Hạt trưởng Bùi Mạnh Cường cho biết thêm: Đúng là người dân trong vùng bây giờ không chỉ tích cực phối hợp với kiểm lâm bảo vệ rừng mà còn trồng được nhiều diện tích rừng.
Đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng mới 178ha rừng với 2 loại cây chủ yếu là sơn tra (táo mèo) và lát hoa.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.
Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.
Hầu như năm nào, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên cũng đều phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi. Đơn cử, tháng 7-2014, trên 200 hộ nuôi tôm với diện tích trên 350ha ở xã Hải Lạng và Đông Ngũ đã bị chết do dịch bệnh. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thời tiết, khí hậu còn có nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ đầm trong việc vệ sinh môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản chưa tốt.
Từ 2 ha giống cỏ hỗ trợ trồng khảo nghiệm để nhân rộng mô hình trong phát triển chăn nuôi bò, đến nay 2 giống cỏ voi VA06 và cỏ hàng chông đã được người chăn nuôi chấp nhận đưa vào trồng khá phổ biến, góp phần giải quyết nguồn thức ăn xanh tại chỗ cho đàn bò của địa phương.
Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.