Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát hiện nồng độ chất cấm cao hơn 300 lần trong mẫu heo

Phát hiện nồng độ chất cấm cao hơn 300 lần trong mẫu heo
Ngày đăng: 13/11/2015

Đây là số liệu được báo cáo tại Hội nghị triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Nam tổ chức sáng nay (12.11) tại TP.HCM.

Đại diện Cục chăn nuôi cũng cho biết, tình trạng sử dụng chất cấm và chất vàng ô có chiều hướng ngày càng tăng, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ.

Đặc biệt một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đã sử dụng trở lại chất cấm.

Tình trạng dùng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng tăng.

Ông Chu Đình Khu - Trưởng phòng Thức ăn chăn nuôi, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, trong 10 tháng đầu năm khi kiểm tra 19 cơ sở thức ăn chăn nuôi phát hiện 1 cơ sở có mẫu thức ăn dương tính với Sabutamol.

Kiểm tra tại cơ sở chăn nuôi thịt tại Đồng Nai có 1/28 mẫu thức ăn dương tính, 29/263 mẫu nước tiểu dương tính với chất Sabutamol tại các tỉnh An Giang, Đồng Nai và Tiền Giang.

Tại các cơ sở giết mổ, có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm này.

Trong tháng 10 vừa qua, khi tiến hành kiểm tra 46 cơ sở chăn nuôi, lấy 26 mẫu, Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện 7 mẫu dương tính.

Trong đó, đặc biệt có 1 trường hợp tại huyện Trà Ôn vừa sử dụng chất cấm, vừa tàng trữ và phân phối.

Theo ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, đây là trường hợp đầu tiên trong tỉnh phát hiện việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với số lượng rất lớn, 14 kg này đều là Sabutamol nguyên chất.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.

29/07/2015
Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

29/07/2015
Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

29/07/2015
Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm

Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

29/07/2015
Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

29/07/2015