Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khởi nghiệp nông nghiệp chú trọng an toàn ­vệ sinh thực phẩm

Khởi nghiệp nông nghiệp chú trọng an toàn ­vệ sinh thực phẩm
Ngày đăng: 13/11/2015

An toàn thực phẩm quyết định thành - bại

Theo TS Nguyễn Hải An, việc Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là cơ hội lớn với các bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

Cụ thể, các lợi thế có thể kể đến: Thuế suất giảm đến 90%, thậm chí nhiều dòng thuế về 0% tạo cơ hội cho DN cạnh tranh công bằng, tiếp cận, chào hàng với các đối tác trong khu vực TPP.

TPP cũng giúp các DN khởi nghiệp tiếp thu, học tập những mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại từ các quốc gia trong khối nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu nông sản.

Nông nghiệp công nghệ cao là cơ hội của doanh nghiệp khởi nghiệp khi vào TPP (ảnh trồng lan cắt cành tại Củ Chi)..

Chẳng hạn, Nhật Bản có thể đầu tư vào Việt Nam để tận dụng những ưu thế của nông nghiệp nước ta, ngược lại Việt Nam sẽ tiếp thu công nghệ và đầu tư từ Nhật Bản để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp như rau quả, hoa tươi, tôm… sang Nhật.

“Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phép Việt Nam có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm.

Trong khi đó các nước Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… điều kiện không cho phép sản xuất nông nghiệp mùa đông.

Do vậy TPP tạo khả năng cho ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực”- ông Hải An nhận định.

Cũng theo ông Hải An, một điểm tích cực khác là văn hóa “thất bại cho làm lại, thất bại dám làm lại” của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên của TPP sẽ tác động tích cực đến tư tưởng kinh doanh của nhiều người trẻ.

Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít những thách thức cho những DN mới khởi nghiệp.

Trong đó, đáng chú ý là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp.

Ông Từ Minh Thiện- Phó trưởng Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, nhận định:

“Nếu chúng ta không chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thậm chí còn không tiêu thụ được ngay tại thị trường trong nước chứ nói gì xuất khẩu.

Vì vậy, các DN khởi nghiệp nên thay đổi lối tư duy lạc hậu là chú trọng vào sản lượng mà bỏ qua đầu tư vào chất lượng, an toàn thực phẩm…”.

Lợi thế lao động giá rẻ không còn

Vấn đề quan trọng không kém là xác lập quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nếu có tài sản trí tuệ thì cần đăng ký để được bảo hộ khi gia nhập TPP.

Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn, vấn đề khiến nhiều chuyên gia lao động trong nước cũng như các chuyên gia khởi nghiệp, DN lo lắng là vấn đề về nguồn nhân lực.

Theo TS Hải An, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước mà cả giữa các nước.

Vì vậy, khi gia nhập TPP chúng ta không nên nhấn mạnh về ưu thế lao động giá rẻ, mà nên nhấn mạnh ưu thế về tiềm năng của người lao động trong tiếp thu công nghệ và dịch vụ hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, sẽ không có cái gì gọi là ưu thế về lao động giá rẻ khi gia nhập TPP.

Theo đó, cạnh tranh về nguồn nhân lực trong thời gian tới sẽ còn nguy hiểm hơn là cạnh tranh về thị trường.

Thị trường trong nước khó cạnh tranh thì DN có thể tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, nhưng nguồn nhân lực mà cạn kiệt thì không tìm ở đâu được.

Tình trạng chảy máu chất xám là điều mà nhiều DN trong nước phải đối mặt…

Ở một khía cạnh khác, TS Hải An cho rằng, các DN của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp mới khởi nghiệp hầu hết gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ dẫn đến những ảnh hưởng lớn trong thương thảo hợp đồng, tìm hiểu văn hóa, ngoại giao với các đối tác quốc tế… Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì các DN của chúng ta sẽ dần tụt hậu và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ Nuôi Cá Lóc Lãi Hơn 1 Tỷ Đồng/ha/vụ

Hơn 600 hộ nông dân ở huyện Trà Cú đang giàu lên từ nghề nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp trong vùng nước lợ. Bình quân, 1 ha mặt nước mỗi năm người nuôi cá lóc thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.

01/04/2013
Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài” Người Chăn Nuôi Gà “Than Vắn Thở Dài”

Đầu vào tăng, đầu ra liên tục giảm trong nhiều năm liên tiếp, đẩy người chăn nuôi gà ở Tiền Giang lâm vào tình cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Trong khi đó người tiêu dùng phải mua gà với giá khá cao. Trước tình trạng đó, người chăn nuôi chỉ có nước than vắn, thở dài…

04/06/2013
Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị) Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị)

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

02/04/2013
Thả 80.000 Con Cá Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Vĩnh Long Thả 80.000 Con Cá Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Vĩnh Long

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

03/04/2013
Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động Đa Dạng Hóa Nguồn Huy Động

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...

04/06/2013