Nông Dân Trồng Lúa Nhật Ổn Định Đầu Ra

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.
Ông Trương Thành Tâm, ngụ ấp Sơn Hiệp, chia sẻ: “Trồng lúa Nhật nặng công chăm sóc, chi phí nhiều hơn so với lúa thường nhưng bù lại giá cao hơn và đầu ra ổn định. Mùa trước, tôi trồng lúa Nhật đạt năng suất 580 kg/công tầm cắt, bán với giá 8.700 đồng/kg, trừ các chi phí tôi còn lời 1 triệu đồng/công”.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, năm 2016 Trung tâm sẽ xây dựng 19 mô hình khuyến nông - khuyến ngư (đã được UBND tỉnh phê duyệt) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Nhằm giải quyết đầu ra cho cây mì trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh đã đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì với công suất chế biến 250 tấn nguyên liệu/ngày tại Cụm Công nghiệp Tà Súc.

Cuối năm nay, tiêu chuẩn VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu, một mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận.

Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi theo tinh thần Quyết định số 3465/2014 của Bộ NN&PTNT.

Sáng 19.11, tại hội trường nhà văn hóa thôn Kim Thành (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo “Mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản”. Tham gia hội thảo có cán bộ Sở NN&PTNT và hơn 10 hộ dân thực hiện mô hình nuôi vịt.