Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi

Đưa điện ra đồng sản xuất hành, tỏi
Ngày đăng: 24/09/2015

Người tiên phong đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn là anh Nguyễn Quảng, ở thôn Tây, xã An Vĩnh.

Cuối năm 2014, anh Quảng đã mạnh dạn đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 700m dây cáp điện và đúc gần 20 trụ bê tông để kéo dây, lắp đặt công tơ điện ra đồng nhằm phục vụ tưới tiêu cho 10 sào hành, tỏi của gia đình.

Trước đây, việc tưới tiêu cho hành, tỏi đều phụ thuộc vào máy dầu diezen, nên mỗi tháng anh Quảng chi phí khoảng 6 triệu đồng để mua nhiên liệu.

Còn nay, với việc tưới bằng máy bơm từ nguồn điện lưới quốc gia, mỗi tháng anh Quảng chỉ chi trả trên 1 triệu đồng tiền điện, tính ra mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 5 triệu đồng.

Anh Quảng phấn khởi nói:

“Từ khi đưa điện lưới ra đồng, mỗi vụ hành, tỏi gia đình tôi tiết kiệm được từ 15 – 20 triệu đồng mà công sức bỏ ra cũng giảm đáng kể”

Nhờ đưa điện lưới ra đồng phục vụ tưới tiêu, mỗi vụ hành tỏi nhiều hộ nông dân Lý Sơn đã tiết kiệm được cả chục triệu đồng.

Cũng như anh Quảng, đầu năm 2015, anh Phan Đình Nhựt, ở xã An Vĩnh, đã đưa điện ra đồng để phục vụ tưới cho hành, tỏi. Anh Nhựt cho biết, việc đưa điện ra đồng chỉ tốn chi phí xây dựng giai đoạn đầu, còn về lâu dài sẽ giảm thời gian, chi phí trong sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

Nhờ ở gần cánh đồng hành tỏi, nên hiện mỗi tháng anh Nhựt chỉ tốn khoảng 500 nghìn tiền điện để tưới cho 3 sào hành tỏi. “Mỗi vụ hành tỏi gia đình đã tiết kiệm được trên 10 triệu đồng so với việc tưới bằng máy dầu như trước đây”-anh Nhựt nhẩm tính.

Với những nông dân sản xuất hành tỏi ở Lý Sơn, khi chưa có điện lưới quốc gia, việc tưới tiêu cho hành tỏi gặp nhiều khó khăn.

Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã đầu tư máy nổ chạy dầu diezen nhưng chi phí lớn, lại phải cử người trực vận hành, điều tiết nước.

Còn bây giờ không cần chạy máy nổ nữa, cũng không cần trực máy để điều tiết nước như trước đây, chỉ cần bật cầu dao là nước sẽ tự động được bơm đến tận cánh đồng của mình, vừa đỡ tiền chi phí, vừa khỏe hơn nhiều”, lão nông Nguyễn Hoằng, ở xã An Hải, chia sẻ.

Lợi ích thấy rõ nên hiện nay nhiều nông dân trên đảo đã chủ động đưa điện lưới ra đồng để phục vụ tưới tiêu. Đồng hành với nông dân, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhằm tạo điều kiện để bà con nông dân Lý Sơn tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, UBND huyện đã xây dựng dự án đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất.

Trước mắt, trong năm 2015, huyện sẽ kéo điện ra cánh đồng Sũng, xã An Vĩnh và đồng Sân bay, xã An Hải, với kinh phí thực hiện gần 1 tỷ đồng.

Sử dụng điện, tiết kiệm chục tỷ đồng

Nếu 345ha trồng hành, tỏi của huyện Lý Sơn đều chuyển sang áp dụng phương pháp đưa điện lưới ra đồng và lắp đặt hệ thống ống dẫn nước thì mỗi năm nông dân Lý Sơn có thể tiết kiệm được cả chục tỷ đồng từ việc tưới tiêu cho hành, tỏi.


Có thể bạn quan tâm

Thịt Lợn 'Rớt' Giá Thê Thảm Thịt Lợn 'Rớt' Giá Thê Thảm

Thông tin thịt lợn nhiễm chất siêu nạc tạm lắng thì dịch lợn tai xanh lại bùng phát khiến mặt hàng này rớt giá thê thảm.

20/06/2012
Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa

Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm)

23/08/2011
Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao

Mặc dù đã bước qua tuổi 70, nhưng ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng.

21/06/2012
Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm

21/06/2012
Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt

06/09/2011