Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế

Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế
Ngày đăng: 24/09/2015

Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai mô hình trồng Dừa Dứa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 03ha (12 hộ tham gia) tại các xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống là 945 cây giống.

Sau 12 tháng trồng (từ 7/2014 – 7/2015) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 85%.

Ông Nguyễn Văn Khúc cho biết, Dừa dứa là cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý thăm nom vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, cần vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư của cây để tránh cho các ấu trùng cũng như sinh vật hại có nơi trú ẩn để sinh sôi nảy nở và gây hại cho cây.

Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 5.000đ/trái, tổng doanh thu 453,6 triệu đồng/3ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận khá cao. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống.

Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm; mô hình trồng dừa dứa này nhằm tang tính đa dạng hóa chủng loại cây ăn trái cho thành phố, bên cạnh đó bà con nên áp dụng KHKT mới như theo dõi vòng đời phát triển của các loại sinh vật hại để khi phun thuốc có hiệu quả tốt nhất tránh tình trạng phun thuốc quá nhiều tốn chi phí và gây ảnh hưởng cho môi trường sống.

Đồng thời nên tận dụng khoảng đất trống của vườn để trồng các loại cây khác phù hợp để lấy ngắn nuôi dài, trong tương lai bà con cần liên kết lại để phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm Hồ Chứa Ở Hà Nội Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm Hồ Chứa Ở Hà Nội

Nhằm đưa đối tượng nuôi mới cá tầm vào phát triển tại các khu vực hồ chứa của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngày 26 tháng 4 năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Đức phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm hồ chứa” cho 40 hộ nuôi trồng thủy sản của hai xã Hợp Thanh và An Phú.

06/05/2013
Cao Su Hết Thời Lãi Khủng Cao Su Hết Thời Lãi Khủng

Hơn 1 tháng qua, giá mủ cao su liên tiếp giảm khiến nhiều vườn cao su mới phải ngưng khai thác. Chỉ những vườn cao su lâu năm, năng suất cao mới cho lời chút đỉnh.

17/07/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Thả Vườn

Khởi nghiệp với 200 con gà con cách đây hai năm, nay đàn gà lên đến 1 ngàn con chia làm ba đợt nuôi trong năm, ông Đặng Minh Trung, ngụ tại ấp Bình Thạnh - xã Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) phấn khởi.

06/05/2013
Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng Hơn 300ha Lúa Bị Rầy Gây Hại Ở Hải Lăng

Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.

07/05/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Liên Kết Trồng Đậu Bắp Nhật Ở Đồng Tháp Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Liên Kết Trồng Đậu Bắp Nhật Ở Đồng Tháp

7 năm qua, nông dân trồng đậu bắp nhật ở 3 xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung - Đồng Tháp) đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số loại cây màu khác. Hiện mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện.

07/05/2013