Khá lên nhờ mô hình trồng ổi
Sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng không hiệu quả, cuối cùng ông Hai nhận thấy đất nhà thích hợp với trồng cây ăn trái, nhất là cây ổi.
Sau khi thử nghiệm trồng ổi ruột trắng phát triển tốt, ông mở dần diện tích lên 4.000m2. Từ đây, gia đình ông “ăn nên làm ra” nhờ biết cách xử lý và chăm sóc ổi, hàng năm đều bán được giá cao.
Ông Hai cho biết, trồng ổi không đòi hỏi nhiều công chăm sóc như trồng màu và chi phí cũng thấp hơn. 1 công đất trồng ổi chỉ tốn chi phí từ 1,5 - 2 triệu đồng/năm. Đặc biệt, trồng ổi ít phụ thuộc vào thời tiết và đầu ra lại khá ổn định.
Theo ông Hai, muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to, ngọt, cần phải bón phân kali và phân hữu cơ từ lúc ổi mới ra hoa đến khi thu hoạch; đồng thời cắt bỏ những cành lá sát gốc, tạo sự thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái. Khi trái to bằng ngón tay cái, dùng túi xốp hay nilon bao lại để tăng giá trị thương phẩm khi xuất bán.
Phương pháp này giúp trái ổi hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là ruồi cánh vàng đục trái. Khoảng từ 25 - 50 ngày sau khi bọc, ổi bắt đầu thu hoạch được. Những lúc cao điểm, giá ổi tăng hơn 10.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm với diện tích 4.000m2 đất, ông thu hoạch khoảng 40 tấn trái, mang về cho gia đình nguồn thu đáng kể.
Từ thành công của mình, ông đã mạnh dạn kêu gọi chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng ổi và hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm cho hội viên CCB và nông dân trong ấp. Qua đây, đến nay ấp Long Thạnh A đã có 1/3 diện tích đất nông nghiệp chuyển sang trồng ổi, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho bà con.
Chính sự nhiệt tình, gần gũi, ông luôn được Hội CCB xã Long Hưng đánh giá cao và bà con nhân dân thương yêu, quý mến.
Có được thành quả như hôm nay, đối với CCB Nguyễn Văn Hai là cả một quá trình phấn đấu không ngại khó khăn, gian khổ. Hiện tại, ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, các con đều được học hành đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định. Nhiều năm liền, ông Hai được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, CCB gương mẫu, gia đình văn hóa tiêu biểu.
Ổi tăng giá, nông dân phấn khởi
Nhà vườn trồng ổi Đài Loan ở huyện Cái Bè đang tất bật chăm sóc và thu hoạch ổi, bán tại chỗ cho thương lái với giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, tăng hơn 4 lần so với vài tháng trước đây.
Nhiều nhà vườn cho biết, với giá bán ổi như hiện nay, sau khi trừ chi phí sản xuất như nhân công, phân bón… mỗi công trồng ổi cho lãi hơn 20 triệu đồng, do đó bà con rất phấn khởi.
Huyện Cái Bè có 1.500 ha trồng ổi Đài Loan, chủ yếu ở các xã: Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Đức Tây, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, An Cư, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu và Hòa Hưng.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.
Một cây sầu riêng ít nhất cũng cho ta từ 20-70 trái. Nếu được chăm sóc tốt, có cây sầu riêng còn cho ta từ 200-500 trái/năm. Sầu riêng trồng 1 lần nhưng cho ta thu hoạch liên tục trong 50-60 năm.
Với mục tiêu năng suất, sản lượng trong sản xuất lúa mùa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, huyện Mường Ảng tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, vật tư phân bón và kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích người dân tích cực sản xuất vụ mùa…
Vừa qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông Na Hang, UBND xã Năng Khả tổ chức triển khai thực hiện dự án chăn nuôi trâu sinh sản cho 10 hộ gia đình trên địa bàn xã Năng Khả, với tổng số vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.
Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.