Nông Dân Tranh Thủ Thu Hoạch Lúa Mùa
Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.
Nhiều diện tích lúa bị ngập úng khi đang bước vào giai đoạn chín, khi gặp nước là mọc mầm nên ngay khi nước rút, nông dân đã ra đồng gặt lúa dù một số vẫn còn xanh. Việc thu hoạch rất khó khăn vì lúa bị đổ rạp nên phải gặt thủ công bằng tay khiến tiến độ thu hoạch bị chậm hơn so với vụ mùa hằng năm.
Cùng với việc gặt “cứu” lúa, nông dân trong tỉnh cũng đang tập trung mọi nguồn lực để thu hoạch lúa mùa sớm. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 40% diện tích lúa mùa, tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, T.P Thái Nguyên và T.X Sông Công. Năng suất lúa ước đạt khoảng 50 tạ/ha, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra.
Được biết, vụ mùa năm nay, toàn tỉnh chủ yếu gieo cấy các giống lúa lai như Syn6, TH3-3, VL 20, Nhị ưu 838, Arize B-TE1; lúa thuần chất lượng cao như HT1, HT6, HT9, VS1, SH14, TBR 45, Bắc thơm số 7… nên dù một số diện tích lúa bị ảnh hưởng nhưng do những diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao năng suất đạt cao, có nơi lên đến 55 đến 60 tạ/ha nên về cơ bản năng suất lúa mùa bình quân của tỉnh vẫn đạt kế hoạch.
* Hiện nay, trà lúa mùa sớm trên địa bàn huyện Phổ Yên đang trong giai đoạn chín rộ nên nông dân đang tiến hành gặt đồng loạt. Mặc dù vụ mùa bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và cơn bão số 3 nhưng nhờ có sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự hướng dẫn tích cực của cán bộ nông nghiệp nên nông dân trên địa bàn huyện đã kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, năng suất dự ước đạt trên 54 tạ/ha.
Tính đến nay, nông dân trong huyện đã thu hoạch được 2.500ha lúa, chiếm 43% diện tích lúa mùa sớm, trong đó một số xã thu hoạch được nhiều là: Đắc Sơn 460ha, Hồng Tiến 300ha, Trung Thành 212ha, Tân Hương 180ha… Dự kiến đến cuối tháng 9, toàn huyện sẽ thu hoạch xong lúa mùa.
Được biết vụ mùa 2014, huyện Phổ Yên gieo cấy 5.899ha lúa mùa, đạt trên 101% kế hoạch, trong đó diện tích lúa mùa sớm - chiếm 97,41%, lúa mùa trung chiếm 2,69%. Các giống lúa được gieo cấy nhiều là Khang Dân 18, lúa thuần chất lượng cao với tổng diện tích trên 4.500ha, chiếm 76.87% cơ cấu giống, lúa lai các loại chiếm hơn 1.200ha, chiếm 20,5% cơ cấu giống (tăng 1,5% so với năm 2013).
Có thể bạn quan tâm
Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.
Thanh long là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận - điều đó không cần phải bàn cãi. Song, để giải “bài toán” tiêu thụ cho loại trái cây đặc sản lại là vấn đề mà bấy lâu nay địa phương cùng các ngành chức năng vẫn chưa có “đáp án” cụ thể…
Tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phương án hỗ trợ gạo tẻ thường cho người trồng rừng ở huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (giai đoạn 2013- 2018).
TS. Đặng Thị Hoàng Oanh cho biết, bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10-45 ngày thả giống, tỷ lệ chết lên đến 100% ở những ao bệnh nặng. Triệu chứng, tôm có dấu hiệu lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo lại và có màu sắc nhợt nhạt, kèm theo các dấu hiệu mềm vỏ, sẫm màu, có đốm trên vỏ đầu ngực.
Trong năm 2013, sau khi thành công vụ đầu thu hoạch 4 ao, diện tích 1,5 ha, sản lượng 10 tấn/ha, anh Tri tiếp tục đầu tư tiếp vụ 2 trên hai khu sản xuất của mình tại thôn Hồng Thắng, xã Hòa Thắng. Với 8 ao tôm diện tích 5 ha, sau 83 ngày tuổi tôm đạt 60 con/kg, được 30 tấn, giá bán 140.000 đồng/kg. Tổng hai vụ nuôi diện tích 5 ha, anh thu hoạch gần 50 tấn tôm thẻ chân trắng, bình quân năng suất trên 10 tấn/ha, trừ chi phí đầu tư anh thu lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.